Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Lịch sử 6 được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Qua tài liệu này các em sẽ giải quyết 2 bài tập về Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta với hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết. Chúc các em học tốt!

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

1. Giải bài 1 trang 29 SGK Lịch sử 6

Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học dựa vào SGK Lịch sử 6 trang 27, 28 để nhận xét, đánh giá.

Phân tích những điểm mới về

- Đời sống vật chất: biết làm rìu, bôn, chày, làm đồ gốm, trồng trọt, chăn nuôi.

- Đời sống xã hội: hình thành thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

Hướng dẫn giải

Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long:

- Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.

2. Giải bài 2 trang 29 SGK Lịch sử 6

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?

Phương pháp giải

Dựa và nội dung SGK Lịch sử 6 trang 28, 29 để nhận xét, đánh giá. 

Đời sống tinh thần của người nguyên thủy: biết làm đẹp, hình thành phong tục, tập quán...

Hướng dẫn giải

* Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy:

- Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung.

- Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.

- Tình cảm giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc ngày càng gắn bó.

- Hình thành một số phong tục, tập quán: Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.

* Nhận xét:

- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM