Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 1: Số phức

Hướng dẫn Giải bài tập Số phức sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức đã học

Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 1: Số phức

1. Giải bài 1 trang 133 SGK Giải tích 12

Tìm phần thực và phần ảo của số phức z, biết

a) \(\small z = 1 - \pi i.\)

b) \(\small z = \sqrt{2} - 1\)

c) \(\small z = 2\sqrt{2}\)

d) \(\small z = -7i\)

Phương pháp giải

Số phức \(z = a + bi\) có phần thực là \(a\), phần ảo là \(b\) (\(a,b\in\mathbb{R}\) và \(i^2=-1\)).

Hướng dẫn giải

Câu a: Số phức \(\small z = 1 - \pi i\)  có phần thực bằng 1, phần ảo bằng \(\pi.\)

Câu b: Số phức \(\small z = \sqrt{2} - 1\) có phần thực bằng \(\sqrt 2\), phần ảo bằng -1.

Câu c: Số phức \(\small z = 2\sqrt{2}\) có phần thực bằng \(2\sqrt 2\), phần ảo bằng 0.

Câu d: Số phức \(\small z = -7i\) có phần thực bằng 0, phần ảo bằng -7.

2. Giải bài 2 trang 133 SGK Giải tích 12

Tìm các số thực x và y, bết

a) \(\small (3x - 2) + (2y + 1)i = (x + 1) - (y - 5)i.\)

b) \(\small (1 - 2x) - i\sqrt{3} = \sqrt{5} + (1 - 3y)i.\)

c) \(\small (2x + y) + (2y - x)i = (x - 2y + 3) + (y + 2x + 1)i.\)

Phương pháp giải

Áp dụng định nghĩa hai số phức bằng nhau:

Số phức bằng nhau \(a + bi = c + di \Leftrightarrow\) \(a=c\) và \(b=d.\)​

Hướng dẫn giải

Câu a

 \(\small (3x - 2) + (2y + 1)i = (x + 1) - (y - 5)i \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3x-2=x+1\\ 2y+1=-(y-5) \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{3}{2}\\ y=\frac{4}{3} \end{matrix}\right.\) 

Câu b

 \(\small (1 - 2x) - i\sqrt{3} = \sqrt{5} + (1 - 3y)i\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 1-2x=\sqrt{5}\\ 1-3y=-\sqrt{3} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{1-\sqrt{5}}{2}\\ y=\frac{1+\sqrt{3}}{3} \end{matrix}\right.\)  

Câu c

 \(\small (2x + y) + (2y - x)i = (x - 2y + 3) + (y + 2x + 1)i\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x+y=x-2y+3\\ 2y-x=y+2x+1 \end{matrix}\right.\)

 ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x+3y =3\\ -3x+y=1 \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x=0\\ y=1 \end{matrix}\right.\).

3. Giải bài 3 trang 134 SGK Giải tích 12

Trên mặt phẳng toạ độ, tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức z thoả mãn điều kiện:

a) Phần thực của z bằng -2

b) Phần ảo của z bằng 3

c) Phần thực của z thuộc khoảng (-1; 2)

d) Phần ảo của z thuộc đoạn [1; 3]

e) Phần thực và phần ảo của z đều thuộc đoạn [-2; 2]

Phương pháp giải

Số phức \(z = a + bi\) được biểu diễn bới điểm \(M(a,b)\) trên mặt phẳng toạ độ.

Hướng dẫn giải

Câu a

Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z có phần thực bằng -2 là đường thẳng song song với trục Oy, cắt trục Ox tại điểm có tọa độ (-2;0) như hình vẽ:

Câu b

Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z có phần ảo bằng 3 là một đường thẳng song song với trục Ox và cắt trục Oy tại điểm có tọa độ (0;3) như hình vẽ:

Câu c

Tập hợp các điểm trên mặt phẳng phức biểu diễn cho số phức z có phần thực thuộc khoảng (-1;2) là một phần mặt phẳng được giới hạn bởi hai đường thẳng x=-1 và x=2 như hình vẽ, không kể các điểm nằm trên hai đường thẳng x=-1 và x=2:

Câu d

Tập hợp các điểm trên mặt phẳng phức biểu diễn cho số phức z có phần ảo thuộc đoạn [1;3] là phần mặt phẳng phức giới hạn bởi các đường y=1 và y=3, như hình vẽ, lấy cả những điểm trên đường thẳng y=1 và y=3:

Câu e

Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z có phần thực và phần ảo đều thuoovj đoạn [-2;2] là phần mặt phẳng giới hạn bởi các đường x=-2; x=2; y-2; y=2 như hình vẽ, lấy tất cả nhứng điểm trên biên:

4. Giải bài 4 trang 134 SGK Giải tích 12

Tính |z| với

a) \(\small z=-2+i\sqrt{3}\)

b) \(\small z=\sqrt{2}-3i\)

c) \(\small z = -5\)

d) \(\small z=i\sqrt{3}\)

Phương pháp giải

Số phức \(z = a + bi\)  (\(a,b\in\mathbb{R}\)).  Môđun của số phức \(z\), kí hiệu \(\left | z \right |\) được xác định bởi công thức \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} .\)

Hướng dẫn giải

Câu a

\(|z| = \sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}}  = \sqrt 7 \)    

Câu b

 \(\left | z \right |= \sqrt{(\sqrt{2})^{2}+(-3)^{2}}=\sqrt {11}\) .

Câu c

 \(\left | z \right |=\sqrt{(-5)^{2}}=5\).                                         

Câu d

\(\left | z \right |=\sqrt{(\sqrt{3})^{2}}=\sqrt 3\). 

5. Giải bài 5 trang 134 SGK Giải tích 12

Trên mặt phẳng toạ độ, tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức z thoả mãn điều kiện:

a) |z| = 1

b) |z| ≤ 1

c) 1 < |z| ≤ 2

d) |z| = 1 và phần ảo của z bằng 1

Phương pháp giải

Đặt \(z=x+yi (x,y\in\mathbb{R})\) khi đó trên mặt phẳng toạ độ Oxy, điểm M(x;y) biểu diễn số phức z.

Dựa vào dữ kiện đề bài ta xác định tập hợp các điểm biểu diễn số phức z.

Hướng dẫn giải

Câu a

Đặt \(z=x+yi (x,y\in\mathbb{R})\)

Ta có |z| = 1 ⇔  = 1 ⇔ x2 + y2 = 1

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tam O, bán kính bằng 1.

Câu b

Ta có |z| ≤ 1 ⇔  ≤ 1 ⇔ x2 + y2 ≤ 1.

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là hình tròn tâm O, bán kính bằng 1 (kể cả các điểm trên đường tròn x2+y2=1).

Câu c

Ta có 1<|z| ≤ 2 ⇔ 1 <  ≤ 2 ⇔ 1 < x2 + y2 ≤ 4.

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là phần nằm giữa đường tròn tâm O, bán kính bằng 1 (không kể điểm trên đường tròn này) và đường tròn tâm O, bán kính bằng 2 (kể cả các điểm trên đường tròn này).

Câu d

Ta có |z| = 1 ⇔  = 1 ⇔ x2 + y2 = 1 và phần ảo của z bằng 1 tức y = 1.

Suy ra x = 0 và y = 1.

Vậy tập hợp các điểm cần tìm là điểm A(0;1).

6. Giải bài 6 trang 134 SGK Giải tích 12

Tìm , biết

a) \(\small z = 1 - i\sqrt{2}\)

b) \(\small z = -\sqrt{2} + i\sqrt{3}\)

c) \(\small z = 5\)

d) \(\small z = 7i\)

Phương pháp giải

Số phức liên hợp của số phức \(z = a + bi\) là \(a-bi\) kí hiệu là \(\overline z = a - bi.\)

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\bar z = 1 + i\sqrt{2}\)

Câu b: \(\bar z = -\sqrt{2} - i\sqrt{3}\)

Câu c:  = 5

Câu d:  = -7i

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM