Giải bài tập SGK Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Rèn luyện kỹ năng làm bài của các kiến thức như: định nghĩa và phân loại môi trường sống và các nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ô sinh thái, thích nghi sinh vật với ánh sáng, thích nghi của sinh vật với nhiệt độ thông qua tài liệu sau đây!

Giải bài tập SGK Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

1. Giải bài 1 trang 154 SGK Sinh 12

Hãy điền những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.

Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Phương pháp giải

Sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 155 SGK Sinh 12

Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Giới hạn sinh thái
  • Giới hạn sinh thái bao gồm giới hạn trên, giới hạn dưới và khoản thuận lợi

Hướng dẫn giải

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chốn chịu đối với hoạt động sống của sinh vật.

- Ví dụ về giới hạn sinh thái:

  • Cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6oC - 42oC: nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên, nhiệt độ thuận lợi cho chức năng sống của cá rô phi có giá trị từ 20oC đến 35oC
  • Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 30oC, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và cao hơn 40oC cây ngừng quang hợp.

3. Giải bài 3 trang 155 SGK Sinh 12

Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó?

Phương pháp giải

Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về các ổ sinh thái: Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Như chim ăn sâu, chim ăn hạt cây, trong đó có chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt vừa, chim ăn hạt nhỏ do khác nhau về kích thước mỏ. Như vậy, tuy chúng cùng nơi ở nhưng thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

- Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:

  • Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau.
  • Khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để giảm sự cạnh tranh.

4. Giải bài 4 trang 155 SGK Sinh 12

Hãy điền tiếp vào bảng 35.2 những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật

Phương pháp giải

Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

Hướng dẫn giải

5. Giải bài 5 trang 155 SGK Sinh 12

Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thế lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hàng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi... nhỏ hơn tai đuôi, chỉ của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.

Phương pháp giải

  • Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể). Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
  • Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)
  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

Hướng dẫn giải

- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

- Động vật có kích thước lớn     Động vật có kích thước nhỏ
                      s/v                     <                      s/v

- Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM