Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được mục đích của hành động nói trong một văn bản cụ thể. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn văn đã cho vào bảng thích hợp sau:

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Những kiểu câu thực hiện hành động nói như sau:

- Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

- Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

- Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

- Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 71 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Liệt kê những câu nghi vấn xuất hiện trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

- "Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?".

- "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?".

- "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?".

- "Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 71 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích của Bác và cho biết tác dụng của hình thức diễn đạt ấy:

a. Ngữ liệu a:

- Các câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong ví dụ trên là:

+ "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi".

+ "Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt".

b. Ngữ liệu b:

- Câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong ví dụ trên là: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

=> Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Các câu có mục đích cầu khiến trong ngữ liệu đã cho là:

+ "Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào".

+ "Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…".

+ "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!".

-> Các câu cầu khiến đã cho giúp cho việc khắc họa tính cách của nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt được rõ nét hơn.

6. Soạn câu 4 luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Các câu nên dùng để hỏi người lớn phù hợp trong những câu đã cho là: 

+ Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ (câu b).

+ Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ? (câu e).

7. Soạn câu 5 luyện tập trang 73 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Câu ứng xử phù hợp nên chọn trong câu văn đã cho là: "Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”,…)".

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM