Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn "Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" dưới đây nhằm giúp các em nắm được những nội dung chính của bài. Từ đó, các em có thể dễ dàng tiếp cận bài trên lớp hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:

a. Mở bài: Nêu khái quát tầm quan trọng của chuyến tham quan, du lịch.

b. Thân bài:

- Tham quan, du lịch được nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức cho học sinh.

- Thu nhận thêm nhiều tri thức mới mẻ, bổ ích.

- Thư giãn tinh thần sau những giờ học căng thẳng.

- Rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết khi đi du lịch cùng tập thể.

c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của việc tham quan, du lịch.

2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận theo hai cách:

- Gián tiếp: Nêu các yếu tố đối lập (Ngồi xe ngựa - Đi bộ).

- Trực tiếp qua các từ và cụm từ "Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!".

b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

- "Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành".

- "Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người".

- "Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội".

- "Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn"...

c. Đoạn văn nghị luận dưới đây chưa thể hiện hết được cảm xúc ấy. Cần thêm vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm trực tiếp để đoạn văn diễn đạt được chân thực nhất những điều mà người viết muốn thể hiện.

3. Soạn câu 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Chứng minh rằng bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước:

Cảnh khuya” nằm trong số những bài thơ trữ tình đặc sắc, bài thơ viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng ác liệt, Bác Hồ đã viết bài thơ “Cảnh khuya” trong hoàn cảnh đó.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bài thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng một đêm trăng, nói lên những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc. Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc. Nhà thơ thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vọng đến: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Suối là vẻ đẹp chốn lâm quyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát, là khúc nhạc rừng ví với tiếng hát xa, êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. 

Hai hồn thơ trở nên gần gũi, thân thiết. Nguyễn Trãi đã về Côn Sơn “quê cũ” để xa lánh bụi trần, danh lợi, lấy suối đá thông trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến chốn lâm tuyền Việt Bắc, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Suối trở thành bài ca câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong những năm dài kháng chiến gian khổ.

Tả suối, nghệ thuật của Bác thật điêu luyện: Lấy cái động (tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (Cảnh khuya) làm nổi bật sự thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu một đêm trăng. Càng về khuya, núi rừng như chìm trong vắng lặng mênh mông. Bác “chưa ngủ” nên mới nghe rõ âm thanh rì rầm suối chảy. Câu thứ hai tả trăng ngàn: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Hai vế tiểu đối gợi lên cảnh đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa, rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại “lồng” vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình, huyền ảo. Chữ “lồng” được láy hai lần, chất thơ trữ tình mang hồn người, quyến rũ. Ánh trăng trải khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảnh sáng, mảnh mờ. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ và tươi mát, sự phối sắc tài tình, mĩ cảm, hấp dẫn.

Chưa ngủ vì thi nhân xúc động trước cảnh khuya “như vẽ”. Chưa ngủ, thao thức, bồi hồi vì “lo nỗi nước nhà”. Nhà nước đang bị giặc Pháp xâm lăng, con thuyền kháng chiến đang băng qua ghềnh thác thì vị “thuyền trưởng” chưa thể ngủ ngon giấc được! Nguyễn Trãi đã từng thao thức vì đại nghĩa.

Bác Hồ cũng thao thức: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn đối với đất nước và nhân dân, thơ của bác chứa chan tình yêu nước. Có thể nói, câu thơ bình dị, sáng tỏ như một chân lý, để lại ấn tượng sâu sắc.

“Cảnh khuya” bài thơ tứ tuyệt làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên trong sáng là cốt cách vẻ đẹp của bài thơ.

(Sưu tầm)

Ngày:11/01/2021 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM