Soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn "Ngắm trăng" dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em hiểu thêm về nghệ thuật trong thơ của Bác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Câu thơ thứ hai thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Bác trước cảnh đẹp của đêm nay thì làm như thế nào?

- Dường như bản dịch thơ chúng ta thấy có hai câu thơ cuối dịch chưa được sát với nội dung của những câu thơ chữ Hán. Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

2. Soạn câu 2 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Nói về bài thơ có sử dụng hình ảnh trăng thì đây được xem là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong thơ từ xa xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng: có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mười phần thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thánh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong ngục tù!

- Chúng ta có thể nhận thấy khung cảnh đêm trăng rất thơ mộng và hữu tình, chính cảnh đẹp này đã thôi thúc nhà thơ Hồ Chí Minh bỗng khao khát tự do để được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không cỏ rượu và bởi những gách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.

3. Soạn câu 3 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

+ Có thể nhận thấy nhà tù thể hiện khao khát tự do muốn vượt ra ngoài không gian chật hẹp của nhà tù để ngắm trăng, điều này thể hiện qua chữ "song".

+ Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

4. Soạn câu 4 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ:

+ Nổi bật tâm hồn thi sĩ lãng mạn, tinh tế.

+ Người tù - người chiến sĩ với sức mạnh tinh thần quả cảm, lạc quan.

+ Tinh thần thép, tự do tự tại, phong thái ung dung vượt trên sự kìm kẹp của nhà tù.

-> Có thể nhận thấy người tù vô cùng lạc quan, yêu đời và có tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Người tù cách mạng không màng tới những đói rét, xiềng xích… của nhà tù, trái lại, tâm hồn lãng mạn, thăng hoa cùng với vẻ đẹp của tự nhiên.

5. Soạn câu 5 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Một số bài thơ Bác viết về trăng:

- Bài “Rằm tháng giêng" (Nguyên tiêu):

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

- Bài “Đối trăng” (Đối nguyệt):

"Ngoài song, trống rọi cây sân,

Anh trăng nhích bóng cây gần trước song.

Việc quân, việc nước bàn xong,

Gối khuya ngon giấc bàn song trăng nhòm".

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM