Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em cảm nhận được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8, một cách vắn tắt và dễ hiểu. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Đứng giữa đất Côn Lôn là đứng giữa biển cả, non cao một không gian rộng lớn. Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt. Kẻ thù chọn công việc đập đá làm việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.

- Câu mở đầu của bài thơ gợi lên thê đứng của con người giữa không gian đất trời: "Đứng giữa đất Côn Lôn".

- Nói "làm trai" là tỏ lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình.

- Sau hơn nữa, con người như thế đứng trong một tư thế rất đàng hoàng giữa năm lưu đày quanh năm sóng vỗ: "Đứng giữa đất Côn Lôn". Đó cũng là thế đứng của đáng nam nhi anh hùng.

2. Soạn câu 2 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Bốn câu thơ mở đầu có hai lớp ý nghĩa, đó là:

+ Phan Châu Trinh miêu tả công việc lao động khổ sai thành một chiến công chinh phục của một dũng sĩ với sức mạnh phi thường.

+ Đối tượng chinh phục của dũng sĩ "đập đá" là đá.

- Giá trị nghệ thuật bốn câu đầu: 

+ Tác giả chọn bút pháp khoa trương.

+ Nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người thật ghê gớm ,thần kì.

3. Soạn câu 3 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Ý nghĩa của 4 câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.

- Khí phách vẫn là khí phách hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của người anh hùng.

- Tác dụng của việc chuyển giọng điệu:

+ Tao ra sự sâu lắng của cảm xúc, tâm hồn.

+ Sau cái sôi động của cuộc chiến tranh ác liệt

+ Trận đánh vừa qua mới là hiệp đấu.

+ Tù ngục Côn Lôn là "một trường học thiên nhiên" để thử thách "Chí làm trai"

+ Muốn ứng danh anh hùng để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại kia, phải có tấm lòng sắt son và niềm tin sắc đá.

- Hai câu kết thể hiện ý nghĩa sâu sắc của Phan Châu Trinh về sự nghiệp chung, về cá nhân mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 150 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Sự kiêu hãnh kiên cường của những người mang chí lớn.

- Họ sẵn sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước của dân tộc

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM