Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung chính của bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Chia làm 4 phần:

- Phần 1 (từ đầu… lưu tiếng tốt): Nhắc lại những anh hùng đã dũng cảm hi sinh thời trước nhằm tạo động lực cho các tướng sĩ.

- Phần 2 (tiếp… ta cũng vui lòng): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Phần 3 (Các người ở cùng ta... có được không?): Phân tích phải trái trong tình hình hiện tại của quân sĩ.

- Phần 4 (còn lại): Nhiệm vụ, lời kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ.

2. Soạn câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác giả đã vạch trần bộ mặt giả dối, độc ác của những tên giặc bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như sử dụng những hình ảnh có cách so sánh đặc biệt "lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói". Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan “lưỡi cú diều”, “xỉ mắng triều đình”, “thân dê chó”, “bắt nạt tể phụ”.

3. Soạn câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác giả thể hiện lòng căm ghét bọn giặc đến mức muốn ăn tươi nuốt sống bọn chúng. Qua đó, cho thấy Trần Quốc Tuấn là người yêu nước vô cùng.

4. Soạn câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động, thái độ của các tướng sĩ một cách cụ thể nhằm khơi dậy là tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.

5. Soạn câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Giọng văn mà Trần Quốc Tuấn sử dụng vô cùng phù hợp cho lời kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh vì nhân dân, vì cả dân tộc. Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ.

6. Soạn câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Một số đặc sắc nghệ thuật thuyết phục người đọc:

+ Thủ pháp so sánh tương phản.

+ Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến.

+ Lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn đanh thép.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý…

7. Soạn câu 7 trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Bằng những dẫn chứng cụ thể cùng với cách lập luận khoa học, rõ ràng tác giả đã thể hiện được tinh thần của dân tộc qua văn bản "Hịch tướng sĩ".

8. Soạn câu 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Phát biểu về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch bằng một đoạn văn ngắn: Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ trong hoàn cảnh đất nước có những mặt khó khăn về chiến tranh, bài viết như một lời kêu gọi các tướng sĩ hãy đứng lên bảo vệ đất nước. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình “Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông nguyện sẵn sàng hy sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho các tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc và thái độ xả thân vì non sông đất nước.

9. Soạn câu 2 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao bằng một đoạn văn ngắn: Bằng những lời lẽ hùng hồn, giọng điệu thôi thúc nhằm khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi con người Việt Nam. Bài viết chính là kêu gọi mọi người dân đứng lên bảo vệ đất nước, đặc biệt là những tướng sĩ. Cứ thế tạo cho họ một tâm thế, một khí thế sục sôi sẵn sàng tuân theo thượng lệnh mà ra trận. Tuy nhiên sự thuyết phục của Hịch tướng sĩ còn ở giọng điệu hùng hồn, ở những hình ảnh và những câu văn giàu cảm xúc. Thử hỏi có ai không thấy nhục khi “ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ…”. Câu văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Lối ví von hình tượng dấy lên lòng tự ái, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi con người.

Ngày:31/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM