Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 siêu ngắn

Bài soạn dưới đây định hướng cho các em làm bài tập trong SGK hiệu quả. Với hình thức soạn bài siêu ngắn, các em có thể tiết kiệm được thời gian soạn bài của bản thân mà vẫn đảm bảo đủ những kiến thức trọng tâm của bài. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Khái niệm về đoạn văn

1.1. Soạn câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn gồm có hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn.

1.2. Soạn câu 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn: khi có dấu chấm (hoặc các dấu câu khác) và xuống dòng.

1.3. Soạn câu 3 trang 35 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

2.1. Soạn câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố, Tắt đèn, nhà văn, tác phẩm, tác giả.

b. Câu chủ đề của đoạn 2: Tắt đèn là tác phẩm…..nông thôn Việt Nam đương thời.

Vì câu văn này khái quát nội dung chính của toàn đoạn.

c.Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát của toàn đoạn văn.

2.2. Soạn câu 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. So sánh cách trình bày của hai đoạn văn:

- Giống: Đều trình bày về một vấn đề.

- Khác: Câu chủ đề: Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề. Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

Cách diễn đạt: Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành. Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch.

b. Đoạn văn có câu chủ đề “Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp”. Câu ở ngay đầu đoạn và nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự diễn dịch. 

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Văn bản có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

3.2. Soạn câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

  • Đoạn a trình bày nội dung theo trình tự diễn dịch.
  • Đoạn b trình bày nội dung theo trình tự thời gian diễn biến sự việc.
  • Đoạn c trình bày nội dung theo trình tự các giai đoạn trong cuộc đời tác giả.

3.3. Soạn câu 3 trang 37 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Đoạn văn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

   (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

- Đoạn văn quy nạp:

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được khẳng định trong những cuộc kháng chiến vĩ đại, gắn với những tên tuổi ấy.

3.4. Soạn câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Bài học vận dụng vào cuộc sống của câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành công”:

Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn cố gắng và không bao giờ được nản lòng, bởi “thất bại là mẹ thành công”. Trong bất kì một lĩnh vực nào dù là học tập, công việc, tình cảm,...ai cũng mong muốn mọi thứ suôn sẻ, viên mãn. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng. Trên con đường của mình, chúng ta ắt sẽ đôi ba lần thất bại. Nhưng chính sự thất bại ấy sẽ cho ta kinh nghiệm, bài học để bản thân không sai lầm nữa. Quá trình trải nghiệm ấy sẽ là bước đệm để vươn tới một thành công ngọt ngào và bền vững.

Ngày:29/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM