Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung của các văn bản và thể loại đã học. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Mục đích của văn bản nghị luận nhằm mang đến cho người đọc hiểu hơn về một quan niệm nào đó bằng cách sử dụng các luận điểm, luận cứ.

- Văn bản nghị luận trung đại có nội dung hướng về những vấn đề của dân tộc. Còn những văn bản nghị luận hiện đại thì nội dung đa dạng từ các vấn đề của đất nước đến nội dung thế sự, đời sông; câu từ phóng khoáng, ngắn gọn, súc tích...

2. Soạn câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Hãy chứng minh các văn bản nghị luận kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao:

(1) "Thiên đô chiếu" của Lí Công Uẩn:

-  Nhấn mạnh những lần dời đô của các triều đại trước.

- Dời đô giúp xây dựng và phát triển đất nước thịnh vượng.

(2) “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn:

- Chứng minh được lòng yêu nước của dân tộc ta.

- Sử dụng dẫn chứng cùng hệ thống luận điểm khoa học.

(3) "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp:

- Học cần phải đúng cách, học vì đất nước và nhân dân.

- Phê phán những lối học sai lệch.

(4) "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc:

- Tố cáo hành động ngang tàng, độc ác của bọn thực dân.

- Thể hiện nỗi xót xa cho những người dân thuộc địa.

3. Soạn câu 3 trang 144 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt nội dung tư tưởng và hình thức của các thể loại như sau:

- Những thể loại trên giống nhau về cách chuyển tải nội dung chủ yếu là lòng yêu đất nước, dân tộc.

- Tuy nhiên những thể loại đã học vẫn có những điểm khác nhau:

+ Thể chiếu nhấn mạnh khao khát độc lập, ý chí và sức mạnh kiên cường của dân tộc ta.

+ Thể hịch nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

+ Thể cáo bày tỏ lòng tự tôn dân tộc.

4. Soạn câu 4 trang 144 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam vì Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

- Có nền văn hóa truyền thống từ ngàn xưa.

- Có lãnh thổ được phân chia rõ ràng.

- Phong tục tập quán.

- Lịch sử riêng.

- Chế độ riêng.

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM