Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8 siêu ngắn

Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn Viết bài làm văn số 1 dưới đây, với hình thức soạn bài siêu ngắn giúp các em tiết kiệm được thời gian soạn bài của mình mà vẫn đảm bảo các kiến thức trọng tâm cần thiết. Cùng eLib học tập hiệu quả nhé!

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Từ ngữ địa phương

Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

2. Biệt ngữ xã hội

a. Trong đoạn văn tác giả dùng mẹ trong lời kể với độc giả, và mợ trong câu đáp với người cô hai người cùng tầng lớp xã hội. Mợ và mẹ là hai từ đồng nghĩa. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu. Còn mẹ là từ ngữ toàn dân.

b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã ôn, đã học kĩ. Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

3.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp. Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

3.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Từ ngữ địa phương được sử dụng để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật, tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

4. Luyện tập

4.1. Soạn câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Con tru (Trung Bộ)- Con trâu

Trái mận (Nam Bộ)- Trái roi

Mần (Nam Bộ)- Làm

Tía (Nam Bộ)- Cha

4.2. Soạn câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

  • Tủ đè: làm bài thi không tốt do chỉ ôn một vài bài.
  • Trượt vỏ chuối: thi trượt, thi rớt.
  • Gậy: điểm 1.
  • Táp lô: đánh đập hay chèn ép ai đó bằng vũ lực.

4.3. Soạn câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương: b, c, d, e, g

4.4. Soạn câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM