Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11

Xin giới thiệu đến các em bài học Thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình Ngữ văn 11. Nội dung bài học đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo  bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11

1. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

a. Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

- Bác bỏ:bác đi,gạt đi,không chấp nhận ý kiến.

- Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác

→ Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

b. Mục đích

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí nghệ thuật

c. Yêu cầu

- Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó.

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thwucj để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

- Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

2. Cách bác bỏ

a. Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ

- Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch

- Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ

- Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

b. Cách thức bác bỏ

- Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm

- Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

c. Giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ

- Rắn rỏi, dứt khoát

- Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao

3. Luyện tập

Câu 1. Hãy đọc lại đoạn trích của tác giả Đinh Gia Trinh (trong mục II tr. 24 – 25, Ngữ văn 11, tập hai) và đoạn trích của tác giả Nguyễn Đình Thi (trong phần Luyện tập, Ngữ văn 11, tập hai). Cả hai đoạn trích đều có nói đến Truyện Kiều và đều sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Nhưng nội dung bác bỏ và cách thức bác bỏ của hai đoạn trích ấy có giống nhau không ? Nếu khác thì khác nhau ở những điểm nào ?

Gợi ý làm bài:

 a) Ở phương diện nội dung bác bỏ :

+ Nội dung cả hai đoạn trích đều phản bác nhận định của Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

b. Về cách thức bác bỏ :

+ Nếu như Đinh Gia Trinh tập trung vào việc chứng minh rằng những luận cứ mà Nguyễn Bách Khoa đã dựa vào là không đúng. Những bài thơ, câu thơ mà Nguyễn Bách Khoa nêu ra không chứng tỏ được rằng Nguyễn Du là “một con bệnh thần kinh”. Luận điểm dựa vào những luận cứ sai tất nhiên không thể đúng.

+ Nguyễn Đình Thi không tập trung vào việc chứng minh những luận cứ như Đinh Gia Trinh mà ông lại sử dụng một cách bác bỏ khác. Tác giả “tấn công” trực tiếp vào luận điểm, bằng cách chứng tỏ rằng luận điểm đó không phù họp với những sự thật hiển nhiên. Để rồi ông sẽ tiếp tục chứng minh sự đúng đắn của một luận điểm hoàn toàn ngược lại: những chữ, những sự vật bình thường, thậm chí tầm thường nhất cũng có thể đưa vào thơ, để trở thành thơ.

Câu 2. Hãy xét xem cách thức bác bỏ của Mặc Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong đoạn trích dưới đây có gì khác so với cách thức bác bỏ của Nguyễn Đình Thi trong đoạn trích nêu trong bài tập 1 ở trên không?

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử : “Có kẻ nói vói ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có thể coi là trung thần được không ?”.

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, như thế khác gì cái bóng ? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang ? Quan liêu  mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có còn được ích gì? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà khôrig lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai […]. Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần”.

(Theo Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Gợi ý làm bài:

Chúng ta thấy cách thức bác bỏ luận điểm của Mặc Tử so với cách thức bác bỏ của Nguyễn Đình Thi là khác nhau:

- Nếu như “Vũ khí” bác bỏ của Nguyễn Đình Thi là những dẫn chứng lấy từ sự thật Nguyễn Du, trong thơ của Hồ Xuân Hương hay , Bô-đơ-le.

- Mặc Tử không bác bỏ bằng dẫn chứng lấy sựu thật Nguyễn Du, hay trong thơ Hồ Xuân Hương mà ông bác bỏ bằng những suy luận, bằng lí lẽ: Ở đây ông đã chứng minh rằng, luận điểm về “trung thần” như Văn Quân nói lại với ông, nếu tiếp tục phát triển một cách lôgic, sẽ dẫn đến một điều không thể nào chấp nhận : trung thần không phải là rường cột mà chỉ lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang!

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận.

- Nắm được cách bác bỏ.

- Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

Ngày:12/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM