Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tương tư trong chương trình Ngữ văn 11. eLib đã biên soạn nội dung bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

1.2. Tác phẩm

- Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).

- Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Nội dung

- Đặc trưng của bài Tương tư: Đậm đà chất dân tộc trong điệu tâm hồn cả trong lối diễn đạt nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới.

- Cảm nhận về tâm trạng chàng trai:Buồn nhớ,thao thức và cả trách móc nhưng là sự trách móc của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu.

- Cắt nghĩa sự thành công của bài thơ:

+ Do sự đồng điệu giữa thơ Nguyễn Bính với tâm trạng của người đang yêu

+ Do dùng những h/ả quen thuộc của ruộng đồng thành ra tiếng thơ mộc mạc chân thành

→ Bài thơ là lời trách móc đáng yêu của chàng trai trong khi yêu .Chính cái tình quê ấy làm nên sự quen thuộc gần gũi, đáng yêu của thơ Nguyễn Bính.

2.2. Nghệ thuật

- Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hông thơ trữ tình dân gian cụ thể như sau:

+ Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nồng nàn.

+ Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

+ Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

+ Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

+ Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

3. Tổng kết

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Gợi ý làm bài:

- Nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của tình yêu (một tâm hồn đang nhớ và một trái tim đang yêu).

- Khoảng cách về không gian, thời gian chính là cái cớ để tương tư => Tương tư là khao khát, là nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian để được gần kề.

=> Dạng thức đa dạng, phức tạp nhất nhưng cũng sống động nhất của tình yêu.

Câu 2.

Gợi ý làm bài:

Em hãy chứng minh Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:

- Nội dung:

+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những  truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

+ Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

- Hình thức:

+ Hình ảnh thơ bình dị: cây đa, bến nước...

+ Thê thơ dân tộc: Lục bát.

+ Ngôn ngữ: sử dụng yếu tố của ca dao dân ca...

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được nội dung của bài thơ Tương tư.

- Biết cách phân tích và cảm nhận bài thơ.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM