Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12

Bài học Lưu biệt khi xuất dương trong chương trình Ngữ văn 12 dưới đây đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Phan Bội Châu (1867 - 1940)

- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An.

- Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”

- Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình.

1.2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời:

Viết trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật Bản.

- Hoàn cảnh lịch sử:

Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hai câu đề

"Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời."

Trong hai câu đề ta thấy tác giả muốn nói đến: đã là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.

→ Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình.

⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai.

2.2. Hai câu thực

"Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai?"

- Cái tôi cá nhân trước thời cuộc, trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau)

- Trong những năm đầu thế kì XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang chồng thực dân Pháp, một nỗi thất vọng, bi quan đang đè nặng lên tâm hồn những người Việt Nam yêu nước

→ Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

2.3. Hai câu luận

"Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!"

- “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.

- Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ : “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

⇒ Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

2.4. Hai câu kết

- “Trường phong”(ngọn gió dài)

- “thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc)

→ Hình tượng kì vĩ.

- Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên)

⇒ Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngan tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống gian sơn đất nước.

3. Tổng kết

- Ngôn ngũ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ.

- Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu nhữung đặc sắc về nghệ thuật trong Lưu biệt khi xuất dương.

Gợi ý làm bài:

- Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng một người anh hùng tràn đầy ý thức về cái Tôi của mình - một cái tôi luôn thao thức về sự tồn vong của giống nòi, dân tộc.

- Giọng điệu: Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục, hào hùng. Bài thơ được viết theo bút pháp khoa trương của thơ “tỏ chí” cổ điển và là thành công đặc sắc của loại thơ tuyên truyền vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tư tưởng cách mạng của tác giả đã thực sự thổi hồn vào từng câu chữ của bài thơ khiến cho bài thơ có sức lay động lòng người.

- Hình ảnh thơ: Hình ảnh thơ hết sức kì vĩ thể hiện được bối cảnh mang tính chất vũ trụ: càn khôn, non sông, khoảng trăm năm, muôn thuở, bể Đông, cánh gió, muôn tràng sóng bạc... kết hợp với các từ ngữ gây ấn tượng mạnh: tử hĩ (chết rồi), đồ nhuê (nhơ nhuốc), si (ngu)... đã làm nổi bật được cái chí vá trời lấp biển của nhà thơ, nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Câu 2. Những nét đặc sắc về nội dung trong Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.

Gợi ý làm bài:

- Lý tưởng yêu nước cao cả, nhiệt huyết, sôi sục

- Tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của chí sĩ cách mạng.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

- Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn.

- Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM