Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng Việt. Từ đó, các em sẽ biết cách phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và khi viết. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11

1. Dùng kiểu câu bị động

- Ví dụ: Chó cắn tôi -> Chuyển thành câu bị động: Tôi bị con chó cắn.

- Kết luận:

+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của vật, người khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

+ Đặc điểm của câu bị động: Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.

+ Tác dụng của câu bị động: Nhằm liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất trong văn bản.

2. Dùng kiểu câu có khởi ngữ

- Ví dụ: 

+  Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi.

+ Quyển sách này, nó rất quan trọng với tôi.

-> Hai câu trên dùng kiểu câu có khởi ngữ.

- Kết luận:

+ Khởi ngữ là thành phần câu, nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất pháo của điều thông báo trong câu.

+ Đặc điểm của khởi ngữ: Luôn luôn đứng ở đầu câu; tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ "thì" hoặc "là", hay ngắt quãng bởi dấu phẩy; trước khởi ngữ có thể là hư từ: còn, về, đối với,...

+ Tác dụng của khởi ngữ: Khởi ngữ thường có hai tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

3. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

- Ví dụ:

+ Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.

-> Trong ví dụ trên, trạng ngữ là “Để được mẹ khen”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? Hay cụ thể hơn lại vì mục đích gì mà Nam học hành chăm chỉ.

+ Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.

-> Trong ví dụ trên, trạng ngữ là “Bằng giọng nói ấm áp”. Nó trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ vỗ về, an ủi tôi bằng cái gì?

- Kết luận:

+ Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu. Nó có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích… của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

+ Đặc điểm của trạng ngữ:

  • Trạng ngữ được đưa vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,...
  • Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
  • Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

+ Tác dụng của trạng ngữ:

  • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ và chính xác.
  • Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

4. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản

- Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường nằm ở đầu câu.

- Ba thành phần này thường thể hiện thông tin đã biết từ văn bản, hoặc thông tin dễ tạo liên tưởng đến những điều đã biết.

- Có tác dụng là liên kết các ý lại với nhau, tạo mạch lạc trong văn bản.

5. Luyện tập

Câu 1: Em hãy chỉ ra khởi ngữ trong những câu sau:

(1) Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.

(2) Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.

(3) Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách chăm sóc loại cây đó.

Gợi ý trả lời:

(1) “Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

(2) “Đối với chúng tôi” là khởi ngữ, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

(3) Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc", nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Câu 2: Em hãy chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong những câu văn sau:

(1) Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.

(2) Tối qua, Lan học bài chăm chỉ.

Gợi ý trả lời:

(1) Trong ví dụ trên, trạng ngữ là “trong bếp”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Và cụ thể là chỉ vị trí mẹ đang nấu ăn.

(2) Trong ví dụ trên, trạng ngữ là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?” Hay cụ thể là Lan học bài chăm chỉ vào lúc nào?

Câu 3: Em hãy chuyển những câu văn sau thành câu bị động.

(1) Nó đánh tôi.

(2) Tôi đi chợ với mẹ.

(3) Anh ấy tặng quyển sách cho tôi.

Gợi ý trả lời:

(1) Tôi bị nó đánh.

(2) Tôi bị bắt đi chợ với mẹ.

(3) Anh ấy phải tặng quyển sách cho tôi.

6. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Ôn tập, củng cố những kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu đã học.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu và kĩ năng lĩnh hội văn bản.

- Tình yêu tiếng Việt phong phú, đa dạng.

Ngày:11/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM