Tinh thần thể dục Ngữ văn 11

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Nguyễn Công Hoan. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em thấy được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng ở nước ta thời xưa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tinh thần thể dục Ngữ văn 11

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Công Hoan (1903-1977) quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

- Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân nho học thất thế.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. 

- Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội.

- Nguyễn Công Hoan được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

- Tên ông sau này đã được đặt cho trường THPT Nguyễn Công Hoan tại Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.

1.2. Tác phẩm

- "Tinh thần thể dục" đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy số 251 ngày 25 - 3 - 1939.

- Vạch trần tính chất bịm bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động nhằm đánh lạc hướng thanh niên.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Nội dung chính của tác phẩm "Tinh thần thể dục"

- Tình huống truyện quan bắt người dân đi xem đá bóng, đi như tù binh chứ không phải một hình thức giải trí.

- Trát của quan tri huyện sức hương lí xã Ngũ Vọng: Nội dung tờ trát của quan huyện Lê Thăng: tầm quan trọng của cuộc giao đấu, mệnh lệnh nghiêm như quân lệnh, chỉ dẫn rõ ràng về số người tham gia, về cách ăn mặc, thời gian, thái độ...

- Sự hưởng ứng của nhân dân: Đối với tinh thần thể dục của các quan chức là tình cảnh thảm hại những người nông dân bị bắt đi xem bóng đá: anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ Phó Bính, thằng Cò…

+ Lời xin của anh Mịch >< sự từ chối của lí trưởng.

+ Yêu cầu của bà phó Bính >< sự giải quyết của ông Lí.

+ Cảnh tróc nã của tuần phiên >< sự sợ hãi của thằng Cò.

+ Kết quả tróc nã >< thái độ của ông Lí.

2.2. Mâu thuẫn và ý nghĩa trào phúng trong "Tinh thần thể dục"

- Tác phẩm “Tinh thần thể dục” đã xây dựng một tình huống bắt người dân đi xem đá bóng, đây được xem là một minh chứng điển hình cho mâu thuẫn trào phúng. Cứ ngỡ rằng thể dục thể thao là làm lành mạnh tinh thần cho đời sống nhân dân ấy thế mà chủ trương rởm hợm ấy của chính quyền thực dân dù ráo riết đến đâu cũng không thể ép cho đủ một trăm người đi xem đá bóng. “Chín mươi tư kẻ xấu số buộc phải đi đã bị ông đe dọa, lo lắng, coi giữ cẩn thận như tù binh”. Người đọc sao không buồn cười khi thấy mâu thuẫn chan chát giữa hình thức và nội dung ấy của bọn thực dân. Giữa không khí khó khăn của những ngày kinh tế tiêu điều thì việc đi xem bóng đá thật là một thứ xa xỉ, kệch cỡm đến khôn cùng.

- Tiếng cười bật ra từ tình huống truyện một cách sảng khoái, tiếng cười được bật ra không chỉ từ ngoại hình nhân vật mà còn bật ra từ những hành động quái gở, mâu thuẫn. Song đôi chỗ Nguyễn Công Hoan lại sa đà vào việc miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ một số hành động của nhân vật, gây phản cảm bởi các chi tiết đó ít mang tính tư tưởng và thẩm mĩ. Cảnh thằng ăn cắp trong “Bữa no… đòn” cố sống cố chết trợn mắt nuốt cho trôi củ khoai lang trong trận mưa đòn được kéo dài và miêu tả một cách quá tỉ mỉ, sa đà mang lại cảm giác phản cảm, ghê sợ, khó đạt được hiệu quả nghệ thuật như Nguyễn Công Hoan muốn.

- Mâu thuẫn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao.

- Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hãi, lẫn trốn của dân làng.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, đói cơm rách áo thì mọi sự cổ động chỉ là trò bịp bợm.

- Về nghệ thuật:

+ Cách dựng cảnh, chọn tình huống độc đáo, ấn tượng với người đọc.

+ Ngôn ngữ và đối thoại đặc sắc nhằm tạo ra mâu thuẫn.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy liệt kê những tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc của Nguyễn Công Hoan.

Gợi ý trả lời:

- Đồng hào có ma.

- Ngựa người và người ngựa.

- Đào kép mới.

- Hai cái bụng.

- Kép Tư Bền.

- Con ngựa già.

- Người thứ ba.

Câu 2: Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về truyện ngắn "Tinh thần thể dục".

Gợi ý trả lời:

Có thể thấy Nguyễn Công Hoan đã xây dựng thành công tình huống truyện trong tác phẩm "Tinh thần thể dục". Qua tác phẩm này tác giả đã vạch trần cái trò hề vui vẻ trẻ trung của thực dân Pháp trong cảnh bắt người đi xem đá bóng mà như đi bắt giặc đã khiến họ phải tìm mọi cách để trốn tránh trước nhà chức trách. Tấn bi hài kịch đó đã tố cáo mạnh mẽ bộ mặt xảo trá, mị dân của chính quyền thực dân phong kiến đồng thời cho ta thấy số phận éo le, đáng thương của người nông dân trong cảnh đời nô lệ. Câu chuyện “Tinh thần thể dục” đã bộc lộ mâu thuẫn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao này. Để được lòng bọn thực dân, quan tỉnh thức quan huyện, quan huyện ép hương lí các xã; bọn chức dịch này lại hành hạ nhân dân.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu hơn về tác giả Nguyễn Công Hoan.

- Nhận thức được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng.

- Thấy được nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại, tạo xung đột.

Ngày:09/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM