Từ ấy Ngữ văn 11

Xin giới thiệu đến các em bài học Từ ấy trong chương trình Ngữ văn 11 . eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, nhằm giúp các em phân tích và cảm nhận được ba khổ thơ "Từ ấy". Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Từ ấy Ngữ văn 11

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.

- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.

1.2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác:Tháng 7 - 1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy”

- Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng,cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ

- Từ “bừng” có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới

→ Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cách mạng và bộc lộ tâm trạng vui sướng tự hào

- Hình ảnh so sánh,bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng

→ Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Khổ 1: Niềm vui lớn

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

- Hình ảnh ẩn dụ: “Nắng hạ,mặt trời chân lí”.

- Mặt trời đời thường toả hơi ấm thì Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn,mới mẻ --> Là Sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa.

- Từ “bừng” có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới

→ Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cm và bộc lộ tâm trạng vui sướng tự hào

- Hình ảnh so sánh, bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng.

→ Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ

2.2. Khổ 2: Lẽ sống lớn

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người

...Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

- Suy nghĩ: Tôi buộc......biểu hiện cho sự tự nguyện gắn “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người

- Để tình .....biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cao đẹp, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

- Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ

→ Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu,bằng sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

2.3. Khổ 3: Tình cảm lớn

"Tôi đã là con của vạn nhà
....Không áo cơm, cù bất cù bơ..."

- Ở khổ thơ thứ ba chúng ta thấy

+ Điệp ngữ “là”,các từ “con, em, anh”.

+ Số từ ước lệ “vạn”.

- Từ ngữ biểu cảm “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ”: thể hiện tấm lòng đồng cảm và xót thương của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và những con người lao động vất vả, bên cạnh đó bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.

→ Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp cho ông có được lẽ sống mới mà còn giúp cho nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

=> Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng

3. Tổng kết

- Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi đuợc đón nhận lí tưởng cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Tố Hữu.

- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở …

- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo; cách nói trực tiếp khẳng định. 

4. Luyện tập

Câu 1. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Gợi ý làm bài:

Bài thơ Từ ấy trích từ tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, và Giải phóng, phản ánh ba chặng đường đấu tranh và trưởng thành của nhà thơ từ khi giác ngộ lí tưởng đến Cách mạng tháng Tám 1945.

Nhìn chung, thơ Tố Hữu trong năm tập thơ (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa) đều có một nội dung xuyên suốt: ca hát về niềm vui lớn của Cách mạng. Nhưng niềm vui trong tập thơ đầu, tiêu biểu là bài Từ ấy, vẫn có một sắc thái riêng thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên đối với Cách mạng: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca. Có một cái gì rất trẻ trung, sôi nổi, say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy, ...

Câu 2. Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Gợi ý làm bài:

- Sử dụng các biện pháp tu từ với mật độ dày đặc:

+ Cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt kết hợp phép điệp

->Tạo nên tính nhạc cho bài thơ, giọng điệu thơ trở nên náo nức, say mê, sảng khoái, phù hợp với nội dung bài thơ và tâm trạng tác giả.

+ Gieo vần chân, thường là các âm mở

--> Tạo nên sự mênh mang, lan tỏa của cảm xúc.

+ Kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận được niềm vui lớn.

- Hiểu được sự vận động của tứ thơ.

- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Ngày:13/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM