Bộ đề ôn thi tự luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có lời giải

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc ôn thi, eLib.VN đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn Câu hỏi ôn thi tự luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Bộ đề ôn thi tự luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có lời giải

Câu 1: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở Việt Nam, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào?

Lời giải:

1. Khái quát về sự ra đời của tiền tệ

2. Phân tích các chức năng (theo quan điểm của Karl Marx) sau đây:

  • Chức năng làm thước đo giá trị.
  • Chức năng làm phương tiện lưu thông.
  • Chức năng làm phương tiện thanh toán.
  • Chức năng làm phương tiện cất trữ.
  • Chức năng làm tiền tệ thế giới.

3. Liên hệ với sự nhận thức và vận dụng ở nền kinh tế Việt Nam.

Câu 2: Qui luật của lưu thông tiền tệ của K. Marx và sự vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường?

Lời giải:

Vai trò của lưu thông tiền tệ và yêu cầu phải quản lý lưu thông tiền tệ:

  • Khái niệm về lưu thông tiền tệ: Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về thương mại hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công cộng.
  • Vai trò của lưu thông thông tiền tệ đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế thị trường:Lưu thông tiền tệ và quá trình phân phối và phân phối lại
  • Lưu thông tiền tệ và quá trình hình thành các nguồn vốn

Yêu cầu phải quản lý lưu thông tiền tệ:

  • Xuất phát từ vai trò của lưu thông tiền tệ.
  • Xuất phát từ các trạng thái không ổn định của lưu thông tiền tệ và ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
  • Từ việc nghiên cứu quản lý lưu thông tiền tệ, K. Marx phát hiện ra quy luật lưu thông tiền tệ.

Qui luật lưu thông tiền tệ của K. Marx:

  • Yêu cầu : M = åPQ/V
  • Nội dung quy luật: khối lượng tiền cần thiết (M) cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng giá cả của hàng hoá được sản xuất và đưa vào lưu thông (SPQ) và tốc độ lưu thông tiền tệ trong thời gian đó.

Ý nghĩa: Đặt nền tảng cho cơ sở khoa học và phương pháp luận của việc quản lý lưu thông tiền tệ.
Nhận xét: Những đóng góp và hạn chế của quy luật LTTT của K. Maxr.

Giải quyết cơ sở phương pháp luận và lý luận để quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ, tuy nhiên:

  • Những giả thiết không thực tiễn: chưa có một nền kinh tế nào có thể thoả mãn các điều kiện giả thiết của K. Marx.
  • Không có tính hiện thực

Mức cung tiền tệ và sự xác định mức cung tiền tệ:

  • Khái niệm về cung tiền tệ: Tổng giá trị của các PTTT trong nền kinh tế – Về thực chất là những tài sản có khả năng chuyển hoán (liquidity) ở mức độ nhất định.
  • Thành phần mức cung tiền: Được phân định theo khả năng chuyển hoán, bao gồm M1 gồm tiền mặt và những tài sản được coi như tiền mặt; M2 gồm M1 và những tài sản có khả năng chuyển hoán thấp hơn như tiền tiết kiệm, tiền gửi trên các tài khoản kinh doanh trên thị trường tiền tệ…; M3 gồm M2 và một số tài sản khác có khả năng chuyển hoán thấp hơn ví dụ như tiền gửi của các công ty kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, trái phiếu Chính phủ. Và cứ như vậy tuỳ theo sự phát triển của hệ thống tài chính của từng nước mà thành phần của mức cung tiền tệ có thể kéo dài thêm.
  • Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả và các biến số khác phản ánh sự biến động của nền kinh tế xã hội.

Mức cầu tiền tệ và sự xác định mức cầu:

  • Khái niệm cầu tiền tệ: Là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế đối với việc năm giữ tiền, hay là những tài sản có tính thanh khoản.
  • Thành phần của cầu tiền tệ: Có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ.
  • Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cầu tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả, Tần suất thanh toán, Lợi tức kỳ vọng của việc đầu tư vào các tài sản khác có liên quan đến tiền.

 Điều tiết cung và cầu tiền tệ:

  • Việc điều tiết cung và cầu tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải dựa vào các tín hiệu thị trường (mức chung giá cả, tỷ giá hối đoái và tình hình tăng trưởng kinh tế) sao cho MS

Thực trạng quản lý lưu thông tiền tệ ở Việt Nam :

  • Trước 1980 theo qui luật của K. Maxr: Lạm phát và không kiểm soát được tình hình lạm phát dẫn đến khủng hoảng trong lưu thông tiền tệ vào những năm 1980 – 1988
  • Sau 1988, quản lý lưu thông tiền tệ là một chức năng riêng biệt của ngân hàng Trung ương và chúng ta quản lý theo các nội dung:
  • Xây dựng cơ sở phát hành tiền vào lưu thông:
  • Cơ sở phát hành tiền: Dự trữ tài sản quốc gia
  • Phát hành phải tuân thủ qui luật và các quan hệ khác trong nền kinh tế
  • Kết quả bước đầu của việc thực hiện quản lý lưu thông tiền tệ

Câu 3: Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Sự nhận thức và vận dụng vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

Khái quát sự ra đời và các chức năng của tiền tệ.

  • Tiền tệ ra đời là một tất yếu khách quan từ sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá (nền kinh tế - xã hội).
  • Tiền tệ thực hiện các chức năng giúp cho sản xuất - tiêu dùng hàng hoá phát triển và vì vậy mà trở thành một trong các các công cụ hữu hiệu để tổ chức và quản lý nền kinh tế.

Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vĩ mô

  • Là công cụ để xây dựng các chính sách vĩ mô (CSTT, CSTK, CSTG, CSCNH, CSKTĐN, v.v…)
  • Là đối tượng và cũng là mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô: ổn định tiền tệ là cơ sở của sự ổn định kinh tế; ổn định đồng tiền là sự ổn định của nền kinh tế, nền kinh tế ổn định thì phải có sự ổn định tiền tệ.

Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vi mô:

  • Hình thành vốn của các doanh nghiệp - điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào (Xuất phát từ hàm sản xuất P = F(K,L,T) cho thấy tất cả các yếu tố K, L, T đều có thể được chuyển giao hoặc thoả mãn nếu như DN có Vốn)
  • Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau với nhau.
  • Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh: tìm ra phương án tối ưu
  • Là cơ sở để thực hiện và củng cố hạch toán kinh tế
  • Là cơ sở để thực hiện phân phối và phân phối lại trong các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống xã hội.
  • Công cụ để phân tích kinh tế và tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tiến hành lựa chọn đầu tư đúng đắn.

Liên hệ với sự nhận thức và vận dụng ở Việt Nam:

  • Trước những năm cải cách kinh tế (1980) nhận thức về tiền tệ không đầy đủ và chính xác - coi nhẹ đồng tiền do vậy tiền tệ không thể phát huy vai trò tác dụng, trái lại luôn bị mất giá và không ổn định® gây khó khăn và cản trở cho quá trình quản lý và sự phát triển kinh tế.
  • Từ những năm 1980, do nhận thức lại về tiền tệ, nhà nước đã thực hiện xoá bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế một giá và tôn trọng đồng tiền với vai trò xứng đáng là công cụ để tổ chức và phát triển kinh tế - do vậy mà việc sử dụng tiền tệ có hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường

Câu 4: Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát?

Lời giải:

Những vấn đề chung về lạm phát:

  • Các quan điểm khác nhau về lạm phát
  • Phân loại lạm phát.

Nguyên nhân của lạm phát nói chung: Lạm phát xảy ra ở các nước khác nhau có thể có những nguyên nhân khác nhau, song nhìn chung có bốn nhóm sau:

  • Cầu kéo
  • Chi phí đẩy
  • Bội chi ngân sách
  • Tăng trưởng tiền tệ quá mức

Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam: ở Việt Nam, lạm phát xảy ra trong các giai đoạn khác nhau cũng có những nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này về cơ bản cũng được giải thích từ các nguyên nhân cơ bản trên, song cũng cần phải nói thêm những nguyên nhân trực tiếp của mỗi thời kỳ:

Giai đoạn 1985-1990 và 1991-1992:

  • Cải cách bất hợp lý và không triệt để, bởi vì yếu kém trong quản lý kinh tế.
  • Bội chi ngân sách kéo dài và ngày càng trầm trọng.
  • Lạm phát qua tín dụng.
  • Phát hành bù đắp chi tiêu
  • Đầu tư và sử dụng vốn kém hiệu quả.

Giai đoạn 2004:

  • Kết quả của chính sách kích cầu cuối những năm 1998-2001
  • Phát hành đáp ứng nhu cầu chi tiêu, đặc biệt SEAGMAES-22
  • Sức ép đầu tư và phát triển theo nhu cầu hội nhập
  • Khả năng kiểm soát vĩ mô
  • ảnh hưởng khách quan: bệnh dịch, khủng hoảng, thị trường quốc tế.

Các giải pháp chống lạm phát (ổn định tiền tệ ).

  • Đông kết giá cả.
  • Vận hành Chính sách Tài khoá: Thắt chặt Ngân sách Nhà nước.
  • Vận hành chính sách tiền tệ quốc gia: Thắt chặt tiền tệ.
  • Hạn chế tín dụng: Theo quy mô doanh nghiệp và hạn mức tín dụng.
  • Tuân thủ các nguyên tắc phát hành, quản lý lưu thông tiền tệ của ngân hàng Trung ương và thực hiện quản lý vĩ mô đối với các ngân hàng thương mại.
  • Thực hiện các chương trình điều chỉnh cơ cấu.

ở Việt nam: Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước còn thực hiện các giải pháp căn cứ vào những đặc điểm đặc thù:

  • Tiếp tục cải cách hành chính và sắp xếp lại DNNN, giảm áp lực tăng lương.
  • Chấn chỉnh hoạt động của một số lĩnh vực độc quyền: nhập khẩu sắt thép, xăng dầu…
  • Chống tham nhũng và thực hiện Luật Ngân sách.

Câu 5: Lãi suất và vai trò của lãi suất đối với sự phát triển kinh tế?

Lời giải:

Khái niệm về lãi suất - phân biệt lãi suất và các phạm trù kinh tế khác

Các loại lãi suất - phép đo lường:

  • Lãi đơn
  • Lãi suất tích họp
  • Lãi suất hoàn vốn và tỷ lệ nội hoàn về bản chất chính là lãi suất tích họp.

Các phân biệt về lãi suất:

  • Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
  • Lãi suất và lợi nhuận hay lợi tức Lãi suất cơ bản của ngân hàng
  • Lãi suất thị trường.

Vai trò của lãi suất:

  • Điều kiện tồn tại và phát triển ngân hàng, các hoạt động tiền tệ- tín dụng.
  • Đòn bẩy kinh tế củng cố và tăng cường hạch toán kinh tế và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
  • Công cụ điều tiết vĩ mô- chính sách tiền tệ quốc gia, điều chỉnh cơ cấu, điều tiết tăng trưởng thông qua điều tiết tổng đầu tư
  • Thu hút ngoại tệ và đầu tư nước ngoài.

Phát triển thị trường tài chính và thị trường chứng khoán.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bộ Câu hỏi tự luận ôn thi môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có lời giải chi tiết!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM