Ngân hàng câu hỏi tự luận ôn thi môn lý thuyết tài chính tiền tệ

Cùng nhau ôn tập và củng cố kiến thức thông qua Ngân hàng câu hỏi tự luận ôn thi môn lý thuyết tài chính tiền tệ mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây nhé. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi kết thúc môn đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Ngân hàng câu hỏi tự luận ôn thi môn lý thuyết tài chính tiền tệ

CHƯƠNG I

Câu 1: Tiền tệ là gì ?

Xem đáp án

Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Câu 2: Bản chất của Tiền tệ?

Xem đáp án

Tiền tệ thực chất là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

  • Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại2. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
  • Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường

Câu 3: Sự phát triển các hình thái của tiền tệ?

Xem đáp án

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá.

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đã có những dạng tiền tệ nào trong lịch sử, chúng đã ra đời như thế nào và tại sao lại không còn được sử dụng nữa. Bằng cách này chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm tiền tệ.

  • Tiền tệ hàng hoá - Hoá tệ (Commodity money) 
  • Tiền giấy (paper money)
  • Tiền tín dụng (Credit money)
  • Tiền điện tử (Electronic money)

Câu 4: Tiền giấy được phát triển như thế nào?

Xem đáp án

  • Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số  lượng vàng hay bạc ghi trên giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
  • Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó. Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được đổi tự do  ra  vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh tương đương 123,274 grain, tương đương với 7,32238 gr  vàng nguyên chất. Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong  thời gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note). Việc sử dụng tiền ngân hàng hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
  • Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ nay mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của ngân hàng trung ương. Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước. Ví dụ: hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là  0.888671g. Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).
  • Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như khủng hoảng kinh tế5, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp, tiền giấy bị mất khả năng đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 – 1850,  1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 – 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội chiến đã kết thúc mới có lại khả năng đó),
  • Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương với những người mang nó

Câu 5: Lợi ích của tiền giấy?

Xem đáp án

  • Việc sử dụng tiền giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển tiền hơn. Rõ ràng là các bạn sẽ thích mang theo mình những tờ tiền giấy hơn là những đồng tiền đúc nặng nề sớm muộn sẽ tạo ra những lỗ thủng trong túi của mình.
  • Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô các giao dịch của bạn.
  • Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hoá dùng làm tiền tệ như trước đây.
  • Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Ở nhiều nước khoản chênh lệch này đã tạo ra một nguồn thu rất lớn cho ngân sách. Ví dụ: Trước đây, đồng D- Mark được xem là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất của thế giới sau đồng đô la  Mỹ nên nó được rất nhiều nước dự trữ. Theo một công trình nghiên cứu của Ngân hàng liên bang Đức lúc đó, khoảng từ 30 đến 40% số lượng đồng D-Mark bằng tiền giấy “được lưu hành ở ngoài nước và nằm ngoài hệ thống ngân hàng”. Ở Đông Âu, nhiều công dân đã sử dụng đồng D-Mark như đồng tiền của chính nước mình. Và vì vậy, trong nhiều thập niên, Ngân hàng Liên bang Đức đã cho phát hành rất nhiều tiền giấy, nhiều hơn rất nhiều so với người Đức cần. Việc in đồng Mark đã đem lại một khoản lãi lớn cho Ngân sách Liên bang. Ví dụ: năm 1996, khoản đó là 8,8 tỷ D-Mark. Trong những năm đặc biệt phát đạt, khoản tiền đó chiếm tới 1/5 toàn bộ thu nhập của CHLB Đức.

Câu 6: Tiền tín dụng do các ngân hàng phát hành có như nhau không? Tại sao người ta  lại chọn sử dụng tiền tín dụng do ngân hàng này phát hành mà không sử dụng tiền tín dụng do ngân hàng khác phát hành?

Xem đáp án

  • Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Khi khách hàng gửi một khoản tiền giấy vào ngân hàng, ngân hàng sẽ mở một tài khoản và ghi có số tiền đó8. Tiền giấy của khách hàng như thế đã chuyển thành tiền tín dụng. Tiền tín dụng thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép người sở hữu tài khoản tiền gửi (hay tiền tín dụng) được rút ra một lượng tiền giấy đúng bằng số dư có ghi trong tài khoản9. Do cam kết này được mọi người tin tưởng nên họ có thể sử dụng luôn các cam kết ấy như tiền mà không phải đổi ra tiền giấy trong các hoạt động thanh toán10. Tuy nhiên các hoạt động thanh toán bằng tiền tín dụng phải thông qua hệ thống ngân hàng làm trung gian. Cũng vì vậy mà tiền tín dụng còn có một tên gọi khác là tiền ngân hàng (bank money).
  •  Để thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng sẽ ký kết với  nhau các hợp đồng đại lý mà theo đó các ngân hàng sẽ mở cho nhau các tài khoản để ghi chép các khoản tiền di chuyển giữa họ. Khi đó thay vì phải chuyển giao tiền một cách thực sự giữa các ngân hàng, họ chỉ việc ghi có hoặc nợ vào các tài khoản này. Hoạt động chuyển tiền thực sự chỉ xảy ra định kỳ theo thoả thuận giữa các ngân hàng. Cơ chế hoạt động này làm tăng rất nhanh tốc độ thanh toán. Chính vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng rất được ưa chuộng do tính nhanh gọn và an toàn của nó.
  • Do tiền tín dụng thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng cho nên có thể nói tiền tín dụng là đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy.

Câu 7: Phân tích các chức năng của tiền tệ và mối quan hệ giữa chúng?

Xem đáp án

Đề cập đến chức năng của tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học hiện nay đều thống nhất   với nhau ở 3 chức năng cơ bản là: Phương tiện trao đổi,  thước đo giá trị và cất trữ giá  trị.

Trong mỗi chức năng cần lưu ý: tại sao tiền tệ lại có chức năng đó, chức năng đó có những đặc điểm gì đáng lưu ý, chức năng đó đã đem lợi ích gì cho nền kinh tế và những điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt chức năng. 

Câu 8: Phân tích chức năng : "Phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)" của tiền tệ ?

Xem đáp án

  • Chúng ta thấy rằng tiền tệ được xã hội sử dụng với tư cách là vật trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá, các hàng hoá trước tiên sẽ được đổi ra tiền tệ rồi sau đó người ta dùng tiền đó để đổi lấy hàng hoá khác. Do vậy, tiền tệ được xem là phương tiện để trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế.
  • Khi thực hiện chức năng này, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới giúp cho việc trao đổi thực hiện được dễ dàng do vậy tiền chỉ xuất hiện thoáng qua trong trao đổi mà thôi (người ta bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi dùng nó để mua những hàng hoá mình cần). Trong trao đổi, người ta đổi lấy tiền không phải vì bản thân nó mà vì những gì mà nó sẽ đổi được. Tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (ví dụ dưới dạng tiền vàng). Dưới dạng dấu hiệu giá trị đã được xã hội thừa nhận (như tiền giấy), tiền tệ vẫn có thể phát huy được chức năng phương tiện trao đổi.
  • Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền  kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu  cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm)
  • Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi đồng tiền phải được thừa nhận rộng rãi, số lượng tiền tệ phải được cung cấp đủ lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch.
    Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó  sản xuất ra chứ không phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Lý do là vì, xét trên  phương diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào  cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi trơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó.

Câu 9: Phân tích chức năng : "Thước đo giá trị  " của tiền tệ ?

Xem đáp án

  • Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hoá đều được đổi ra tiền tệ, cho nên để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị các hàng hoá với nhau người ta qui giá trị của các hàng hoá ra tiền tệ, tức là tính xem một đơn vị hàng hoá đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phương tiện để biểu hiện, đo lường giá trị của các hàng hoá đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá gọi là giá cả hàng hoá.
  • Việc đưa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho việc tính toán giá hàng  hoá trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chưa có tiền. Để thấy rõ được điều này, hãy thử hình dung một nền kinh tế không dùng tiền tệ: Nếu nền kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng cần trao đổi, ví dụ gạo, vải và các buổi chiếu phim, thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để trao đổi thứ này lấy thứ khác: giá của gạo tính bằng vải, giá của gạo tính buổi chiếu phim và giá của buổi chiếu phim tính bằng
  • Chức năng này nhấn mạnh vai trò thước đo giá trị của tiền tệ trong các hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn, trong các hợp đồng ngoại thương, khi sử dụng một đồng tiền làm đơn vị tính giá, điều cần quan tâm là phải phòng ngừa nguy cơ do sự mất giá của đồng tiền đó, khiến cho vai trò thước đo giá trị của nó bị giảm sút. Một cách cụ thể hơn, nếu các hợp đồng ngoại thương được định giá bằng đồng ngoại tệ thì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tạo rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng. Để phòng ngừa chỉ có hai cách: một là định giá bằng đồng nội tệ hoặc cố định tỷ giá
  • Đây là một chức năng rất hữu ích. Bởi sẽ là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng hoá của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hoá khác. Mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn cầm tiền như là phương tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác

Câu 10: Quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành mấy nhóm chính?

Xem đáp án

  • Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh.
  • Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian.
  • Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất và quan trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử  dụng một cách tập trung để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
  • Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư.
  • Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội.

 

CHƯƠNG II

Câu 1: Thị trường tài chính là gì ?

Xem đáp án

  • Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử  dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định (financial instruments).
  • Các công cụ tài chính (financial instruments) này được gọi là các chứng khoán (securities). Chứng khoán là những trái quyền - claims (quyền được hưởng) đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của nhà phát hành.

Chứng khoán bao gồm hai loại: chứng khoán nợ – debt securities – là chứng khoán xác nhận quyền được nhận lại khoản vốn đã ứng trước cho nhà phát hành vay khi chứng khoán đáo hạn cũng như quyền được đòi những khoản lãi theo thoả thuận từ việc cho vay26 và chứng khoán vốn – equity securities – là chứng khoán xác nhận quyền được sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty phát hành.

Câu 2: Liệt kê những cấu trúc thị trường tài chính ?

Xem đáp án

Căn cứ vào kỳ hạn của chứng khoán mua bán trên thị trường

Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trường

Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường

Câu 3: Khi nào những người đi vay tìm đến thị trường tiền tệ? 

Xem đáp án

Những người đi vay/phát hành trên thị trường này là những người đang thiếu hụt tạm thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao dịch mua bán  quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó được gọi là “thị trường tiền tệ”.

Câu 4: Khi nào những người cho vay tham gia thị trường tiền tệ?  

Xem đáp án

Những người mua/cho vay trên thị trường tiền tệ là những người có vốn tạm thời nhàn  rỗi, chưa muốn đầu tư hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư, do vậy họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ hưởng lãi. Đối với họ, việc đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ không quan tâm nhiều tới mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Trên thị trường tiền tệ, do khối lượng giao dịch chứng khoán thường có qui mô lớn nên các nhà đầu tư (cho vay) thường là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty tài chính hoặc phi tài chính, còn những người vay vốn thường là chính phủ, các công ty và ngân hàng.

Câu 5: Trình bày mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Có thị trường sơ cấp và thứ cấp trên thị trường tiền tệ không?

Xem đáp án

Thị trường sơ cấp (Primary market)

  • Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán mới được các nhà phát hành bán cho các khách hàng đầu tiên, và do vậy còn được gọi là thị trường phát hành.
  • Thị trường này cho phép các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ... huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán mới.
  • Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại thị trường này chủ yếu diễn ra giữa các  nhà phát hành và các nhà đầu tư lớn như các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư hay công ty bảo hiểm... theo hình thức bán buôn. Các nhà đầu tư này khi đó đóng vai trò như nhà bảo lãnh cho đợt phát hành chứng khoán (underwriting securities), họ sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá công bố) để sau này bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác. Vì các thoả thuận về  bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng giữa các nhà bảo lãnh và nhà phát hành nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị trường này không được công khai cho mọi người.

Thị trường thứ cấp (Secondary market)

  • Thị trường thứ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.
  • Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán.
  • Thị trường thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang khu vực khác.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bộ đề cương câu hỏi tự luận ôn thi môn lý thuyết tài chính tền tệ!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM