Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được những nội dung chính của bài "Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ". Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Các đề bài trên chia làm hai loại:

- Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì,... (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).

- Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị:

- Phân tích là phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh... để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.

- Cảm nhận nhằm nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.

- Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

- Suy nghĩ nhằm nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.

2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Người viết đã tập trung nói đến nội dung của văn bản trong phần thân bài, ở phần này tác giả đã nêu lên những suy nghĩ và cảm nhận về bài thơ. Nhận xét của người viết trong phần thân bài là nêu cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh. 

b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn:

- Để bài thơ tạo được những ấn tượng nhất định cho người đọc thì người viết đã cụ thể hóa những dẫn chứng một cách tinh tế. Bố cục mạch lạc, sáng rõ. Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

- Người viết trình bảy cảm nghĩ bằng cả lòng yêu mến và rung cảm chân thành.

3. Soạn câu luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Bài thơ mở đầu bằng những cảm nhận tinh tế của tác giả về hương ổi trong gió, về hình ảnh sương lắng đọng lại. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện "sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cải ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó "hình như thu đã vể“ còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM