Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn "Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Lập dàn ý luyện nói nghị luận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nội dung cảm xúc của bài thơ và  hình ảnh bếp lửa.

- Thân bài:

+ Bếp lửa xuất hiện với hình ảnh "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" là những hình ảnh thân thuộc bắt đầu gợi lên những kỉ niệm xa xưa.

+ Những kỉ niệm về tình bà cháu: những khó khăn của tuổi thơ, những gian khó của cuộc sống, những hi sinh lớn lao của bà.

+ Hình ảnh bếp lửa giàu tính biểu cảm cao bởi vì khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa là gợi nhớ lại những kỉ niệm về bà, khi nghĩ về bà, cháu luôn nhớ tới hình ảnh bếp lửa thân yêu, bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.

+ Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

+ Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.

2. Soạn câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Viết bài văn luyện nói phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt:

Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niệm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng người bà tần tảo sớm hôm nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ Bếp lửa.

Bếp lửa là bài thơ được in trong tập thơ Hương cây, bếp lửa, in chung cùng nhà thơ Lưu Quang Vũ. Có thể nói Bếp lửa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Bằng Việt. Ông sáng tác bài thơ này vào năm 1963, khi đang học tập tại Liên Xô.

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng.

Hình ảnh bếp lửa được khắc họa lên từ ba câu thơ đầu qua điệp ngữ "một bếp lửa" và từ láy "chờn vờn" khiến ta có thể hình dung ra được một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp, đầy ấp tình cảm. Ngọn lửa từ bếp ấp ôm bao niềm nhung nhớ về bà, chứa đựng biết bao kỉ niệm của người cháu nhỏ và bà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu mưa nắng càng thắp lên trong lòng người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ. Từ hai câu đầu qua hình ảnh bếp lửa mỗi sáng đã được tác giả khắc họa lên một bếp lửa chan chứa kỉ niệm, một bếp lửa đầy ấp tình yêu, một bếp lửa sáng rực lên hình ảnh bà. Đến câu tiếp theo bao nhiêu nỗi niềm như phút chốc vỡ òa "cháu thương bà biết mấy nắng mưa", tác giả đau lòng, xót xa trước nỗi nhớ về hình ảnh bà dù mưa dù nắng nhưng vẫn lo cho cháu đầy đủ từng cái ăn cái mặc, gian truân cuộc đời bà vì cháu mà trải qua không một lời nói, bà âm thầm vì cháu mà làm mọi việc, đều là những hy sinh thầm lặng từ người bà kính yêu. Từ đây ta thấy rằng trong trái tim tác giả hình ảnh người bà thiêng liêng biết là bao, có cả một vùng trời thương nhớ về người bà, một câu "cháu thương bà" cũng sẽ đọng lại trong ta một ý nghĩa sâu sắc.

"Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc" đứa cháu nhỏ lo lắng cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc đứa cháu cùng bà nhóm lên bếp lửa giúp bà đỡ đi phần nào nhọc nhằn. Sau đó lại là lời trách tu hú của đứa trẻ thơ ngây, trách tu hú sao lại chẳng đến ở với bà, giúp bà đỡ đần công việc, để bà đỡ cô quạnh buồn tủi, mà tu hú cứ mãi ham chơi trên những cánh đồng kia.

(Sưu tầm)

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM