Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cung cấp cho các em về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích tác phẩm. eLib đã biên soạn theo hệ thống câu hỏi SGK. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Kiểu kết cấu trong truyện Lục Vân Tiên cũng như bao kiểu kết cấu truyền thống khác, kiểu kết cấu ước lệ. Nó theo mô típ người tốt thì thường gặp nhiều truân chuyên.

- Chẳng hạn như một số nhân vật:

+ Nếu như Nguyệt Nga thủy chung son sắt >< Võ Thể Loan bội bạc.

+ Tử Trực hết lòng vì bạn >< Bùi Kiệm phản trắc, ti tiện...

→ Nhưng cuối cùng người tốt đều được đền đáp xứng đáng.

- Mục đích: tuyên truyền đạo đức.

- Phản ánh đời sống chân thực đầy những bất công, vô lí: Nói lên khát vọng ở hiền gặp lành của nhân dân ta.

- Truyện Lục Vân Tiên đã có những nét độc đáo nhất định.

2. Soạn câu 2 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Tác giả đã khắc họa một Lục Vân Tiên hiện lên đẹp như một người anh hùng áo vải: dũng cảm, nghĩa khí đồng thòi lại tao nhã, hồn hậu và chất phác.

- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng .

- Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hung, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp – vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.

- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hung hảo hán. → Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

3. Soạn câu 3 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Nguyệt Nga là hình mẫu một người con gái dịu hiền, nết na, ân tình.

- Cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (“Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ – Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

- Là ngươi chịu ơn, Nguyệt Nga tha thiết được trả ơn. Cách nói của nàng cũng rất tế nhị, sâu sắc, chân thành.

- Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

- Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”.

⇒ Nhà thơ đã phác hoạ bức chân dung khá đầy đủ, sống động về một người con gái khuê các, yểu điệu, hiểu biết, cao quý mà không kiêu ngạo, trái lại rất mực ân tình, hiền dịu, thẳng thắn và vẹn tròn đạo nghĩa. 

4. Soạn câu 4 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Nội tâm nhân vật không hề được khắc hoạ. Người đọc biết được tính cách nhân vật là do lời nói, hành động của nhân vật ấy. Ví dụ, chúng ta rất khó hình dung Nguyệt Nga có diện mạo cụ thể ra sao nhưng qua những lời chí tình của nàng, độc giả không chỉ nghĩ nàng dịu hiền mà còn thấy nàng vô cùng xinh đẹp nữa.

- Lục Vân Tiên trước đoạn trích này cũng chỉ được giới thiệu bằng vài nét ước lệ: “con hiền”, “tuổi vừa hai tám”, tài năng thì: “Vân đà khởi phụng đằng giao – Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì”, còn Kiều Nguyệt Nga: “Con ai vóc ngọc mình vàng – Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng”. Nhân vật ở đây thường được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả cũng làm cho nhân vật trở nên sống động, để lại những ấn tượng khó quên.

5. Soạn câu 5 trang 115 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Tác giả dùng từ ngữ không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu, ngôn ngữ đối thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

"Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Trước gây việc dữ tại mầy"

- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. Ở đoạn thơ đầu có thể phân tích những lời đối thoại giữa không khí cuộc chiến đang sôi sục, một bên là lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng. Đến đoạn đối thoại giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 116  SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Lời lẽ Vân Tiên chủ động, đàng hoàng:

+ Phong Lai: ngông nghênh.

+ Nguyệt Nga: ôn tồn.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM