Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt

eLib giới thiệu đến các em bài soạn Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 tập 1. Đến với bài học này các em sẽ biết được nguyên nhân tại sao Kiều lại bán mình cho Mã Giám Sinh? Các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn mở đầu cho thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều. Trước tai hoạ ập xuống gia đình, Kiều phải bán mình cứu cha và em, nàng đã bị rơi vào tay bọn “buôn thịt bán người”.

- Đoạn trích gồm 34 câu thơ miêu tả sống động bức chân dung nhân vật họ Mã và tâm trạng đau đớn ê chề của Thuý Kiều. Những câu thơ nói về ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại đã khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật Mã Giám Sinh:

+ Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
+ Cử chỉ, hành động, nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài - Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai;…
+ Tính cách: xem con người chỉ như một món hàng hóa có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lai lịch cho đến việc trình bày mục đích mua Kiều: “Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều- Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”…

→ Bản chất con buôn ngày càng lộ rõ. Với một từ “ngã giá” chỉ cho ta thấy “quyết tâm” kết thúc vụ mua bán của Mã Giám Sinh với một mức giá cuối cùng mà hắn có thể trả. Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tay buôn người lọc lõi, ép giá chặt trước hoàn cảnh khó khăn, sa cơ của gia đình Kiều. Hắn thật đúng là một kẻ bất lương, gian xảo.

⇒ Trong Truyện Kiều, ngòi bút miêu tả nhân vật của Nguyễn Du thật độc đáo, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng để làm nổi bật vẻ đẹp và tính cách của nhân vật, thể hiện nghệ thuật dùng ngôn từ tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du.

2. Soạn câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Kiều đau đớn, ê chề cho cảnh ngộ, trở thành món hàng cho tên họ Mã “ngã giá”, và trước những hành động buông tuồng của mụ mối.

- Nàng không chỉ đau buồn, tủi hổ vì những hành động sỗ sàng của bọn buôn người mà còn tự thấy hô thẹn với bản thân: “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”.

- Nỗi buồn, nỗi đau xót của Kiều được miêu tả bằng một loạt hình ảnh ưốc lệ: “thềm hoa”, “lệ hoa”, “buồn như cúc”, “gầy như mai”…

- Một người con gái tài sắc tuyệt trần như Kiều trở thành một món hàng trong một cuộc mua bán. Thương thân, xót phận mình là một lẽ, nhưng đó còn là cảm giác đau đớn, tái tê vì lòng tự trọng của một con người. Chỉ thoáng gợi, Nguyễn Du đã thể hiện được tâm trạng của Thúy Kiều trong một tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.

3. Soạn câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo đanh thép. Bằng ngòi bút miêu tả đặc sắc, tác giả đã vạch trần bộ mặt xấu xa của tên con buôn họ Mã, đồng thời khắc hoạ rõ nét tâm trạng đau đớn của Thuý Kiều.

- Nguyễn Du đã dựng nên chân dung buôn người tiêu biểu trong xã hội cũ là Mã Giám Sinh với bộ mặt đạo đức giả và bất lương.

- Nguyễn Du đã lên án các thế lực đen tối. Thế lực đồng tiền và bọn người bất lương đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ tài sắc, hiếu nghĩa thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả. Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ của nàng Kiều mà viết ra những câu thơ đầy nưốc mắt: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”. Nếu không có một trái tim yêu thương rộng lớn, nhà thơ có thể viết ra những vần thơ làm rung động lòng người đến thế.

- Xã hội phong kiến tồn tại bao điều bất công: bọn quan lại bất nhân vì đồng tiền, bọn buôn người bất lương cũng vì đồng tiền, cả xã hội chạy theo tiền. Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tố cáo xã hội bất công, tố cáo những thê lực tàn bạo chà đạp lên nhâ

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM