Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa được nội dung kiến thức của bài. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 25 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Cách chọn đề và viết bài văn:

- Ngày nay trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu trong quá trình đổi mới, chính sách an sinh xã hội.

- Viết bài văn:

+ Bài văn tham khảo số 1:

Với mỗi người chúng ta điều gì là quan trọng nhất? Theo bạn là tiền bạc hay sự nghiệp thành danh? Câu trả lời đó chỉ là những điều bạn muốn. còn điều quan trọng nhất với bạn đó là sức khoẻ. Có sức khoẻ mọi điều bạn muốn đều có thể thành sự thực. Nhưng thực tế ngày nay có nhiều người lại tự huỷ hoại sức khoẻ của mình bằng điếu thuốc lá dù biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.

Hút thuốc lá là một hành động hít một hơi sâu khói thuốc lá vào phổi mà thành phần của nó là các chất độc hại và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Mặc dù thuốc lá khi hút rất có hại cho sức khoẻ nhưng theo thực tế ngày nay hình ảnh con người trên tay cầm điếu thuốc lại trở thành quen thuộc. Trên đường bắt gặp hình ảnh thanh niên cầm điếu thuốc phì phèo. Trên TV chiều những cảnh phim hay quay lại những hình ảnh trong các quán bar nhiều người ngồi hút thuốc. Những quan nước chè các ông các bác các chú vừa hút thuốc vừa nói chuyện. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu. Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào (GATS 2010) .

Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ ở lứa tuổi học sinh vẫn còn những non nớt trong tư duy và nhận thức của bản thân đã cầm điếu thuốc hút phì phèo. Họ đang bị lầm tưởng hay ngộ nhận việc hút thuốc lá là biểu hiện của sự trưởng thành, chính chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá… Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ cũng bị những chi phối bởi những tác động khách quan bên ngoài. Ví dụ như các bạn bị những nhóm bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Như vậy, không quá khó khăn để chúng ta có thể bắt gặp những bạn trẻ phì phèo điếu thuốc lá ở vỉa hè, các quán game hay thậm chí là những góc khuất của các trường học. Có những bạn còn rất trẻ, chỉ khoảng học sinh cấp 2, cấp 3 cũng đã tập tành hút thuốc. Thậm chí, có những bạn chỉ mới là học sinh cấp 3 thôi cũng đã trở thành con nghiện thuốc lá, đi đâu cũng có sẵn bao thuốc ở trong cặp. Có những bạn vì sợ sệt nên hút len lút, vụng trộm. Nhưng cũng có những bạn thì nghênh ngang cầm điếu thuốc đi khắc nơi. Thực trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh đang thực sự ở con số đáng báo động.

Lợi ích của thuốc lá không thấy có nhưng tác hại xấu đến sức khoẻ lại rất nhiều. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục… 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Đặc biệt với trẻ em hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Những tác hại tiêu cực mà thuốc lá gây ra đã đặt ra bài toán về vấn đề phòng và chống lại khói thuốc. Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về ảnh hưởng của thuốc để nâng cao ý thức của con người. Đồng thời giảm tỉ lệ người hút thuốc bằng việc áp dụng và đẩy mạnh các phương pháp hỗ trợ cai thuốc, từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá,...

Qua những gì đã phân tích, ta có thể thấy được những hiểm họa khôn lường mà khói thuốc gây ra. Là học sinh, chúng ta cần góp sức vào cuộc chiến chống lại khói thuốc bằng việc không sử dụng thuốc lá và nhắc nhở những người xung quanh về tác hại do thuốc lá gây ra.

(Vấn đề hút thuốc lá - Sưu tầm)

+ Bài văn tham khảo số 2:

Không chỉ riêng bất kì một nước nào, một cá nhân nào mà cả nhân loại đều đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến "sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa... đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại". Chúng ta cần ngăn chặn vấn đề này một cách nhanh nhất có thể.

Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất, tháng 3/2011, động đất và sóng thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El-Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan, Việt Nam (2010). Ngày càng nhiều làng "Ung thư" xuất hiện ở Việt Nam và thế giới... đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.

Biến đổi khí hậu và thiên tai chính là quá trình thay đổi của thời tiết, khí hậu, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Những biểu hiện cụ thể mà chúng ta vẫn thường nghe đến chính là hiện tượng trái đất không ngừng nóng lên, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và thiên tai. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cứ trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozone của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bí phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu và thiên tai, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.

Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu và thiên tai không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.

(Vấn đề biến đổi khí hậu - Sưu tầm)

2. Soạn câu 2 trang 25 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Sau khi chọn sự vật, hiện tượng cần phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm:

+ Cần phân biệt những kiểu bài nghị luận phán ánh những mặt tốt và mặt xấu, nếu là mặt tốt thì cần tán dương và ca ngợi, mặt xấu thì cần phải phê phán và lên án mạnh mẽ.

+ Nếu tư liệu phong phú và có năng lực viết văn biểu cảm, nên chọn kiểu bài miêu tả; nếu kiến thức sâu rộng, lập luận tốt, nên chọn kiểu bài nghị luận.

- Thái độ viết bài phải rõ ràng, không chung chung, không lập lờ, không xuề xòa.

Ngày:19/12/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM