Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể nắm được những nội dung quan trọng của bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo). Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Thành phần chính và thành phần phụ

1.1. Soạn câu 1 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Các thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.

- Các thành phần phụ của câu bao gồm trạng ngữ và khởi ngữ.

1.2. Soạn câu 2 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Phân tích thành phần câu trong những ngữ liệu đã cho:

a. Ngữ liệu a:

- "Đôi càng tôi" -> chủ ngữ.

- "Mẫm bóng" -> vị ngữ.

b. Ngữ liệu b:

- "Sau một hổi trống thúc vang dội cả lòng tôi" -> trạng ngữ.

- "Mấy người học trò cũ" -> chủ ngữ.

- "Đến xếp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp" -> vị ngữ.

c. Ngữ liệu c:

- "Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc" -> khởi ngữ.

- "Nó" -> chủ ngữ.

- "Vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác" -> vị ngữ.

2. Thành phần biệt lập

2.1. Soạn câu 1 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Chúng ta thường gặp các thành phần biệt lập như sau:

- Thành phần tình thái.

- Thành phần gọi - đáp.

- Thành phần phụ chú.

2.2. Soạn câu 2 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Những ngữ liệu đã cho có những thành phần sau đây:

a. "Có lẽ" -> thành phần tình thái

b. "Ngẫm ra" -> thành phần tình thái.

c. "Dừa xiên thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp" -> thành phần phụ chú.

d. "Bẩm" -> thành phần gọi - đáp.

e. "Ơi" -> thành phần gọi - đáp.

3. Câu đơn

3.1. Soạn câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu văn đã cho:

a. Ngữ liệu a:

- Chủ ngữ là: "nghệ sĩ".

- Vị ngữ là: "không ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì mới mẻ".

b. Ngữ liệu b:

- Chủ ngữ là: "lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại".

- Vị ngữ là: "phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn".

c. Ngữ liệu c:

- Chủ ngữ là: "nghệ thuật".

- Vị ngữ là: "là tiếng nói của tình cảm".

d. Ngữ liệu d:

- Chủ ngữ là: "tác phẩm".

- Vị ngữ là: "vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là một sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng".

e. Ngữ liệu e:

- Chủ ngữ là: "anh".

- Vị ngữ là: "thứ sáu và cũng tên Sáu".

3.2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Những đoạn văn đã cho có những câu đặc biệt như sau:

a. Câu đặc biệt là:

- "Có tiếng nói léo xéo ở gian trên".

- "Tiếng mụ chủ".

b. Câu đặc biệt là: "Một anh thanh niên hai mươi bảy".

c. Câu đặc biệt là:

- "Mưa xong thì tạnh thôi".

- "Hoa trong công viên".

- "Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó".

4. Câu ghép

4.1. Soạn câu 1 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Trong các đoạn trích đã cho có những câu ghép được sử dụng như sau:

a. "Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh".

b. "Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng".

c. "Ông lão vừa nói vừa chằm chằm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng".

d. "Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ".

e. "Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách trả cho cô gái".

4.2. Soạn câu 2 trang 148 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Quan hệ giữa các vế trong câu ghép như sau:

a. Quan hệ bổ sung.

b. Quan hệ nguyên nhân - hệ quả.

c. Quan hệ bổ sung.

d. Quan hệ hệ quả - nguyên nhân.

e. Quan hệ mục đích - điều kiện.

4.3. Soạn câu 3 trang 148 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Nghĩa của các vế trong câu ghép đã cho có quan hệ như sau:

a. Quan hệ tương phản.

b. Quan hệ bổ sung.

c. Quan hệ điều kiện - giả thiết.

4.4. Soạn câu 4 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Có thể viết những câu ghép chỉ quan hệ đã cho như sau:

+ "Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập" -> quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ "Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập" -> quan hệ điều kiện.

+ "Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập" -> quan hệ tương phản.

+ "Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần" -> quan hệ nhượng bộ.

5. Biến đổi câu

5.1. Soạn câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Trong đoạn văn đã cho có những câu rút gọn như sau:

- "Quen rồi".

- "Ngày nào ít: ba lần".

5.2. Soạn câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Câu được tách ra từ bộ phận câu đứng trước là những câu như sau:

a. "Và làm việc đó có khi suốt đêm".

b. "Thường xuyên".

c. "Một dấu hiệu chẳng lành".

5.3. Soạn câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Có thể viết lại những câu bị động như sau:

a. "Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm".

b. "Một cây cầu lớn sẽ được (tỉnh ta) bắc qua khúc sông này".

c. "Những ngôi đền ấy đã dược (người ta) dựng lên từ hàng trăm năm trước".

Ngày:15/01/2021 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM