Soạn bài Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 9, một cách vắn tắt và dễ hiểu. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Tóm tắt:

+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Khi ông có dịp về thăm nhà thì con ông đã 8 tuổi.

+ Bé Thu không nhận cha vì ông Sáu bị thương, có vết sẹo trên má nên trông không giống với người chụp với mẹ trong bức ảnh mà bé Thu biết.

+ Em đối xử với cha hết sức lạnh lùng, bướng bỉnh.

+ Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn để gửi tới con gái.

- Tình huống sâu sắc và cảm động nhất là: cuộc gặp gỡ hai cha con sau 8 năm xa cách. Khi bé Thu nhận ra cha thù cũng chính là lúc ông Sáu phải lên đường.

2. Soạn câu 2 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ông Sáu là cha:

+ Tỏ ra ngờ vực, lảng tránh ông. Lúc đầu, khi ông Sáu vồ vập không kìm nổi niềm vui, nỗi mong nhớ khi được gặp con, Thu “hốt hoảng”, “mặt tái đi, rồi vụt chạy”, “kêu thét lên”.

+ Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, con bé đối xử như với người xa lạ, lạnh nhạt và ương ngạnh. Thứ nhất định không chịu gọi ông Sáu là “ba” dù bị đẩy vào những thế bí: phải gọi cha vào ăn cơm, muốn nhờ cha chắt nước nồi cơm… Nó không chịu tiếp nhận sự quan tâm của ông, hất trứng cá ông gắp vào bát. Và khi bị ông Sáu đánh, con bé không khóc, không la hét mà lặng lẽ gắp trứng bỏ lại vào bát, lấy xuồng sang nhà ngoại.

+ Những hành động đó chứng tỏ Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ đến độ ương ngạnh, hành động quyết liệt. Cô bé nhất định không gọi ông Sáu là cha dù bị dồn đẩy đến tình thế nào. Hẳn tiếng “ba” đốì với Thu phải thiêng liêng lắm, con bé mới khó khăn để thốt lên như thế!

- Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha:

+ “Nghe bà kể, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”; “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”; “đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Tiếng “ba” của Thu có một ý nghĩa thiêng liêng, đầy kiêu hãnh vì thế mới bị đè nén và chỉ được bật ra khi nó chắc chắn ông Sáu đúng là người mà nó hằng yêu quý. Nét tính cách ấy vẫn được lưu giữ đến sau này, ở hình ảnh cô giao liên Thu rất dịu dàng, giàu tình cảm nhưng cũng vô cùng dũng cảm, gan lì.

---> Qua những diễn biến miêu tả tâm lí nhân vật bé Thu ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và diễn tả rất sinh động tấm lòng yêu mến và trân trọng những tình cảm của trẻ thơ.

3. Soạn câu 3 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con thể hiện qua những chi tiết sau:

- Đó là nỗi mong nhớ con trong những năm xa nhà đằng đẵng khiến ông luôn giục vợ đưa con lên thăm. Đó là sự bồn chồn, mong ngóng được gặp con và khi nhìn thấy con rồi, linh tính người cha cho biết đó đúng là đứa con yêu thương.

- Nỗi day dứt, â hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận.

- Tình cảm của ông Sáu thể hiện đặc biệt sâu sắc trong thời gian ông ở căn cứ, khi đang phải xa con. Khi tìm được một khúc ngà voi đế làm lược cho con, “mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà”. Anh làm chiếc lược bằng tất cả tấm lòng mình, dồn vào đó tất cả nỗi nhớ thương con. “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cô công như người thợ bạc”; “gò lưng, tẩn mẩn khắc” từng nét chữ… Mỗi lúc nhớ con, ông lại lấy chiếc lược ra ngắm nghía… Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.

---> Câu chuyện về Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu, mà còn gợi nỗi đau thấm thía mất mát của chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

4. Soạn câu 4 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Một yếu tố nghệ thuật góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể thích hợp.

- Truyện được kể theo lời của nhân vật ông Ba.

- Ông Ba là người bạn trực tiếp chứng kiến câu chuyện trớ trêu của hai bố con ông Sáu. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và các nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.

5. Soạn câu 1 luyện tâp trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Bé Thu khi chưa biết ông Sáu  là cha của mình hết sức bướng bỉnh, ngang ngạnh. Điều đó dễ hiểu vì em mới là một cô bé tám tuổi nhưng cũng có phần cá tính mạnh mẽ.

- Khi nhận ra là cha của mình: thì tình cảm dâng trào như sóng.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 202 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Theo lời hồi tưởng của bé Thu:

Ai sinh ra chắc hẳn cũng mong muốn được cảm nhận đầy đủ tình cha thiêng liêng, nhưng từ lúc bé tôi đã phải xa cha mình. Mãi đến khi tám tuổi cha tôi mới trở về. Tôi luôn lạnh lùng, lảng tránh và tỏ ra xa lạ với ông vì vết thẹo dài ấy trên mặt. nhưng rồi, sau khi nhận ra rằng đó là nỗi đau và vết thuong mà chiến tranh gây ra, tôi càng tự hào và yêu cha hơn bao giờ hết. hỉ tiếc rằng, khi tôi nhận ra thì đã muộn, cha tôi phải tiếp tục lên đường vào chiế khu. Trước lúc chia tay, ch hứa làm cho tôi chiếc lược, nhưng ông đã mất và không kịp trao nó lại tận tay cho tôi.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM