Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn "Chương trình địa phương" dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung bài. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận bài trên lớp hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Chuyển những từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân ta có những từ như sau:

a. Thẹo - sẹo, dễ sợ - sợ lắm; lặp bặp - lập bập, ba - bố, cha.

b. Má - mẹ, ba - bố/cha, kêu - gọi, đâm - trở nên, đũa bếp - đũa cả, nói trổng - nói trống, vô - vào.

c. Bữa sau - hôm sau, ba - bố/cha, lui cui - lúi húi, nhắm - cho là, dáo dác - nháo nhác, giùm - giúp, nói trổng - nói trống.

2. Soạn câu 2 trang 98 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Từ "kêu" -> từ toàn dân (nói to).

b. Từ "kêu" -> từ địa phương (gọi).

3. Soạn câu 3 trang 98 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Câu đố đã cho có những từ địa phương và từ toàn dân tương ứng là:

- trái - quả.

- chi -gì.

- kêu - gọi.

- trống hổng trống hảng - trống rỗng trống rễnh.

4. Soạn câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

5. Soạn câu 5 trang 99 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã không để bé Thu - trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" dùng từ ngữ toàn dân là hoàn toàn hợp lí bởi vì bé Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết nhiều đến các từ toàn dân.

b. Mặc dù vậy, nhưng tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương nhằm cho người đọc cảm nhận được sắc thái ngôn ngữ của địa phương nơi tác phẩm đã chọn. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn cho người đọc.

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM