Bệnh âm đạo có mùi hôi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Âm đạo thường có mùi nhẹ, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu âm đạo có mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh âm đạo có mùi hôi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về âm đạo có mùi hôi

Âm đạo thường có một mùi nhẹ, điều này là bình thường. Mùi hương đó có thể thay đổi hoặc nồng hơn trong khi hưng phấn tình dục. Tuy nhiên, nếu âm đạo có mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng.

2. Triệu chứng âm đạo có mùi hôi

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

Ngứa Nóng Kích thích Tiết dịch âm đạo

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

Âm đạo có mùi nặng hơn bình thường và dường như ngày càng mạnh hơn Âm đạo có mùi tanh cá Tăng tiết dịch hoặc nếu dịch âm đạo không còn màu trắng hoặc trong suốt Cảm thấy ngứa và khó chịu thường xuyên ở âm đạo

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

3. Nguyên nhân khiến âm đạo có mùi hôi

Loại nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến sự thay đổi mùi âm đạo là nhiễm khuẩn âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù nó có liên quan đến quan hệ tình dục và lây truyền qua đường tình dục đồng tính nữ. Một trong những triệu chứng chính của nhiễm khuẩn âm đạo là mùi tanh, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Mùi âm đạo tăng vào thời điểm đó vì tinh dịch làm giảm độ axit của âm đạo và các hợp chất tạo ra mùi dễ nhận thấy hơn ở độ pH cao.

Nhiễm Trichomonas cũng có thể gây ra sự thay đổi mùi âm đạo. Nhiễm trùng này là một dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù nam giới hiếm khi có triệu chứng. Ngược lại, phụ nữ bị Trichomonas âm đạo thường có mùi hôi âm đạo cùng với ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Dịch âm đạo cũng có thể thay đổi về hình dáng, xuất hiện bọt hoặc thay đổi màu sắc.

Một nguyên nhân khác khiến âm đạo có mùi hôi là nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm âm đạo không lây qua đường tình dục và một số phụ nữ dễ bị bệnh vì những lý do khác. Chẳng hạn như phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể có nguy cơ nhiễm trùng nấm âm đạo cao hơn vì nấm thích ăn nhiều đường trong nước tiểu.

Âm đạo có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các vấn đề sinh sản khác, đặc biệt nếu những tình trạng đó nghiêm trọng và/hoặc kèm theo dịch.

Hầu hết các trường hợp âm đạo có mùi hôi do tình trạng sức khỏe đơn giản, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Ví dụ như nếu không được điều trị, vi khuẩn âm đạo có thể khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Đôi khi, tình trạng này liên quan đến bệnh viêm vùng chậu, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến âm đạo có mùi hôi. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

4. Nguy cơ mắc âm đạo có mùi hôi

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ âm đạo có mùi hôi, như:

Mất cân bằng nội tiết tố Vệ sinh âm đạo không sạch

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Kiểm soát âm đạo có mùi hôi

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát âm đạo có mùi hôi?

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trong đó có âm đạo. Bạn có thể làm sạch bên ngoài âm đạo bằng khăn và xà phòng nhẹ. Việc vệ sinh sẽ giúp rửa trôi da chết, mồ hôi và bụi bẩn ở âm đạo. Bạn không sử dụng xà phòng thơm hoặc sữa tắm vì có thể làm đảo lộn độ pH tự nhiên trong âm đạo.

Chỉ sử dụng các sản phẩm khử mùi bên ngoài âm đạo vì chúng có thể ảnh hưởng đến các chất trong âm đạo và dẫn đến những vấn đề lớn hơn.

Sử dụng loại đồ lót phù hợp. Nếu bạn thường mặc quần lót bằng vải satin, lụa hoặc polyester, hãy chuyển sang quần 100% cotton. Cotton thoáng khí và giúp thông hơi, mồ hôi cơ thể rất tốt. Độ ẩm trong âm đạo quá mức có thể làm đảo lộn mật độ vi khuẩn tự nhiên tại khu vực này.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ không kê đơn (OTC) có thể giúp ích trong việc khôi phục độ pH tự nhiên của âm đạo. Nếu tình trạng mùi hôi nghiêm trọng hơn sau khi bạn dùng các sản phẩm này, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định một sản phẩm khác hoặc kê toa thuốc cho bạn.

Sử dụng men vi sinh. Probiotic, lợi khuẩn, có thể giúp duy trì sự cân bằng pH trong âm đạo. Những thực phẩm giàu probiotic bao gồm sữa chua và nấm thủy sâm.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, bao gồm cả âm đạo. Do đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và protein nạc mỗi ngày. Uống nhiều nước không chỉ tốt cho làn da của bạn mà còn giúp âm đạo khỏe mạnh, bằng cách khuyến khích tiết mồ hôi và giải phóng dịch.

Tránh thụt rửa và tẩy tế bào chết âm đạo. Bạn có thể nghĩ rằng các phương pháp này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn xấu, nhưng chúng cũng loại bỏ vi khuẩn tốt trong âm đạo.

Rửa âm đạo trước và sau khi quan hệ tình dục. Tình dục có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, cũng như các chất bôi trơn và diệt tinh trùng từ bao cao su. việc rửa âm đạo trước và sau khi quan hệ giúp duy trì mức độ vi khuẩn tự nhiên tại khu vực này.

Không mặc quần áo chật. Quần áo quá chật sẽ khiến âm đạo và vùng háng “khó thở”. Âm đạo không có đủ oxy có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến âm đạo có mùi hôi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM