Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT) được dùng để chuẩn đoán bệnh đái tháo đường. Vậy quy trình thực hiện xét nghiệm như thế nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện xét nghiệm? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây, mời các bạn tham khảo!

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Khả năng phân huỷ đường

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống là gì?

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) được dùng để đo khả năng sử dụng một loại đường của cơ thể, gọi là glucose, một nguồn năng lượng chính của cơ thể. OGTT có thể dùng để chuẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. OGTT được thực hiện phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường xảy ra trong thai kỳ (bệnh tiểu đường thai kỳ).

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?

Hầu như các bác sĩ đều khuyên tất cả phụ nữ đang mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống nếu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Những bác sĩ chuyên môn về sản khoa khuyên thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ mang thai khi ở 24 – 28 tuần thai kỳ.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được khuyên thực hiện với những ai nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.

Cụ thể hơn, xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống sẽ được chỉ định thực hiện với những ai có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mg/dL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5%.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?

Cho dù bệnh tiểu đường thai kỳ có biến mất sau khi sinh con, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn mang thai lần hai và bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Bạn nên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống từ 6 – 12 tuần sau khi sinh con hay sau khi cai sữa mẹ cho trẻ. Nếu kết quả bình thường, bạn vẫn nên kiểm tra thường xuyên ít nhất 3 năm 1 lần.

Trong đa số trường hợp, trước khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cho bạn đo đường huyết khi đói trước.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?

Bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong vài ngày trước khi thử nghiệm.

Báo với bác sĩ nếu bạn mắc bệnh hay đang sử dụng thuốc, vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới quá trình thực hiện xét nghiệm.

Trong vòng 8 tiếng trước khi thử nghiệm, bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Bạn có thể nhịn ăn đêm hôm trước và hẹn thực hiện xét nghiệm vào sáng hôm sau.

Quy trình thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống như thế nào?

Vào ngày thử nghiệm, bạn sẽ trải qua những bước sau:

  • Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu khi bạn tới để đo nồng độ glucose máu khi đói. Điều này sẽ cung cấp mức cơ sở để bạn đánh giá những giá trị glucose khác sau khi thử nghiệm.
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một thức uống ngọt chứa một lượng glucose nhất định. Bạn nên uống nhanh nhất có thể. Với xét nghiệm dung nạp glucose đường uống tiêu chuẩn, bạn sẽ uống một lượng 75 g hoặc 100 g glucose.
  • Bác sĩ sẽ lấy những mẫu máu những khoảng cách nhau 1, 2 hay 3 tiếng sau khi uống glucose. Mẫu máu sẽ được lấy lại sau 30 phút cho tới 3 tiếng sau khi bạn uống glucose.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?

Bạn có thể thấychóng mặt và buồn nôn vì không ăn. Vì thế, tốt nhất bạn nên ăn một chút sau khi xét nghiệm.

Bạn có thể quay về những hoạt động thường nhất sau khi thử nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những bệnh lý bạn mắc phải và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đôi khi, bác sĩ yêu cầu phải thực hiện những xét nghiệm bổ sung khác. Bạn hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Giá trị bình thường 75g glucose Bắt đầu: Ít hơn hay bằng 100 miligram trên decilit (mg/dl) hay 5.6 millimole trên lít (mmol/l) 1 tiếng: Ít hơn 184 mg/dl hay ít hơn 10.2 mmol/l 2 tiếng: Ít hơn 140 mg/dl hay ít hơn 7.7 mmol/l

Giá trị cao hơn bình thường

Bạn có thể mắc bệnh tiền tiểu đường nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống là 140 – 199 mg/dl (2 tiếng sau khi uống).

Ngoài ra, nồng độ glucose cao có thể là do:

  • Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Cường giáp Một số loại thuốc như corticosteroids, niacin, phenytoin (Dilantin), một số thuốc lợi tiểu, hay những loại thuốc chữa trị cao huyết áp, HIV/AIDS Lượng lớn hormones cortisol trong máu (hội chứng Cushing);
  • Bệnh do di truyền như nhiễm sắc tố sắt mô;
  • U tủy thượng thận.

Giá trị thấp hơn bình thường

Nồng độ glucose thấp có thể là do:

  • Một số loại thuốc nhất định như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc huyết áp cao (như propranolol), và thuốc chữa trầm cảm (như isocarboxazid);
  • Giảm sản sinh hormone cortisol aldosterone (hội chứng Addison);
  • Những vấn đề về tuyến giáp hay tuyến yên kém hoạt Khối u hay những vấn đề của tuyến tuỵ;
  • Bệnh gan;
  • Những bệnh lý làm thay đổi nồng độ glucose trong máu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về những kết quá bất thường cùng với những triệu chứng hiện tại và các bệnh lý trong quá khứ.

Giá trị cho thấy tiểu đường thai kỳ

Đối với tiểu đường thai kỳ sẽ có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, Hiệp hội chữa trị tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra những giá trị sau đây:

  • Những giá trị cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ 75g glucose ;
  • Bắt đầu: Hơn hay bằng 92 mg/dl hay 5.1 mmol/l ;
  • 1 tiếng: Hơn hay bằng 180 mg/dl hay 10.0 mmol/l;
  • 2 tiếng: Hơn hay bằng 153 mg/dl hay 8.5 mmol/l 100g  glucose;
  • 3 tiếng: Hơn hay bằng 140 mg/dl hay7.8 mmol/l.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và có ý định tiến hành xét nghiệm!

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM