Đau bụng kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo!

Đau bụng kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tình trạng đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung cũng có thể gây đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả là điều trị nguyên nhân gây ra nó.

Đối với đau bụng kinh không do các tình trạng sức khỏe gây ra, tình trạng này thường có khuynh hướng cải thiện theo tuổi và sau khi sinh.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau bụng kinh là gì?

Các triệu chứng đau bụng kinh thông thường bao gồm:

Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn. Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong-3 ngày. Đau âm ỉ liên tục. Đau lan ra lưng và xuống đùi. Cảm thấy áp lực trong bụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng:

Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn Phân lỏng Nhức đầu, chóng mặt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi tháng, các triệu chứng dần xấu đi hoặc bắt đầu đau bụng kinh nghiêm trọng từ 25 tuổi. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nguyệt trong vòng vài năm và thường đau bụng kinh, tình trạng này không nguy hiểm.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh là gì?

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone, như các chất (prostaglandin) liên quan đến đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng.

Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau.

Đau bụng kinh cũng có thể do các yếu tố sau gây ra:

Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu. U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn. Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung. Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đau bụng kinh?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng kinh, như:

Dưới 30 tuổi Dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hay sớm hơn Chảy máu nhiều trong các thời kỳ (rong kinh) Kinh nguyệt không đều, chảy máu (băng huyết) Chưa sinh con Bệnh sử gia đình về đau bụng kinh Hút thuốc.

Các biến chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh không gây biến chứng về tình trạng sức khỏe, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như học hành, công việc, các vấn đề xã hội.

Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe gây ra đau bụng kinh có thể gây ra biến chứng. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán tình trạng đau bụng kinh là gì?

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và thực hiện xét nghiệm vật lý, bao gồm khám vùng chậu. Trong khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu nghi ngờ đau bụng kinh do rối loạn, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

Siêu âm: xét nghiệm có sóng âm giúp tạo ra hình ảnh tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Xét nghiệm hình ảnh: chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn phương pháp siêu âm và có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe cơ bản. Phẫu thuật nội soi: không cần thiết để chẩn đoán đau bụng kinh, nhưng có thể giúp phát hiện tình trạng sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng và mang thai ngoài tử cung.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng đau bụng kinh?

Bác sĩ có thể áp dụng một số cách chữa đau bụng kinh, bao gồm:

Thuốc giảm đau bụng kinh: một số thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, những biệt dược khác) hoặc natri naproxen (Aleve®), dùng trước chu kỳ. Thuốc kê theo toa kháng viêm không steroid (NSAIDs), như axit mefenamic (Ponstel®), cũng có sẵn. Nếu bạn không thể dùng NSAIDs, acetaminophen (Tylenol®, các biệt dược khác) có thể làm giảm cơn đau, bạn nên bắt đầu uống thuốc giảm đau vào đầu thời gian chu kì hoặc ngay khi cảm thấy các triệu chứng, tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn trong vòng 2-3 ngày hoặc cho đến khi các triệu chứng đã biến mất. Kiểm soát nội tiết tố: sẽ ngăn chặn rụng trứng và làm giảm đau bụng kinh. Bác sĩ có thể bổ sung các hormone này bằng cách tiêm, đắp miếng dán lên da, cấy vào vùng da dưới hormone, đặt vòng và dụng cụ ngừa thai trong âm đạo. Phẫu thuật: nếu đau bụng kinh là do bệnh tiềm ẩn gây ra, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, bạn cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Nếu không có kế hoạch sinh con, bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đau bụng kinh là gì?

“Đau bụng kinh nên làm gì?”. Đây là câu hỏi mà nhiều chị em rất quan tâm. Bạn có thể giảm đau bụng kinh bằng một số cách sau đây:

Tập thể dục có thể xoa dịu cơn đau. Ngâm mình trong bồn tắm nóng hoặc đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh. Sử dụng nhiệt có thể được hiệu quả như sử dụng các loại thuốc không cần kê toa để giúp giảm bớt cơn đau. Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magiê có thể làm giảm đau bụng kinh. Tránh rượu và thuốc lá vì những chất này có thể làm tình trạng nặng hơn. Hạn chế căng thẳng để giảm nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng đau bụng kinh, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM