Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sinh ngôi ngược xảy ra khi em bé được sinh với mông ra trước thay vì đầu. Vậy sinh ngôi ngược có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Trong suốt thai kỳ sẽ có đủ không gian trong tử cung cho thai nhi để thay đổi vị trí. Để có được vị trí của thai nhi bình thường và an toàn nhất khi sinh, thai phải xoay sao cho đầu thấp xuống khi ở 36 tuần của thai kỳ.

Sinh ngôi ngược xảy ra khi em bé được sinh với mông ra trước thay vì đầu. Một tỷ lệ nhỏ khoảng 3-5% phụ nữ mang thai đủ tháng (thai 37-40 tuần) sẽ sinh ngôi ngược. Hầu hết các bé ở tư thế sinh ngôi ngược nên được mổ vì sẽ an toàn hơn sinh qua đường âm đạo.

Có ba kiểu sinh ngôi ngược chính:

  • Ngôi mông. Lúc này, mông được sinh ra trước. Chân bé thẳng lên phía trước của cơ thể với bàn chân gần đầu. Đây là loại phổ biến nhất của thế sinh ngược;
  • Ngôi mông hoàn toàn. Trong trường hợp này, mông xuống gần đường sinh. Đầu gối bị cong và bàn chân gần mông;
  • Ngôi mông kiểu chân. Một chân hoặc cả hai chân của bé bị kéo căng ra dưới mông. Một chân hoặc hai chân được sinh ra trước.

2. Triệu chứng thường gặp

Bác sĩ sẽ không biết em bé bị sinh ngôi ngược cho đến khoảng tuần thứ 35 hoặc 36. Thông thường, để chuẩn bị cho việc sinh nở, bé thường quay đầu xuống để được vào đúng vị trí. Sẽ là bình thường đối với trẻ sơ sinh làm đầu xuống hoặc thậm chí ngang trước tuần thứ 35.

Sau đó, thai nhi lớn dần và tử cung không đủ chỗ nên bé sẽ khó khăn hơn để xoay và vào đúng vị trí.

Bằng kinh nghiệm, bác sĩ có thể cho biết liệu em bé của bạn có ngôi ngược không bằng cách cảm nhận vị trí của bé thông qua sờ bụng. Bằng cách sử dụng siêu âm tại phòng khám hay trong bệnh viện, bác sĩ có thể xác nhận bé có ngôi ngược hay không.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra sinh ngôi ngược gồm:

Người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước;

Trong thai kỳ đa thai;

Người phụ nữ đã từng sinh non;

Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, có nghĩa là em bé có thêm khoảng trống để xoay chuyển hay không đủ khoảng trống để xoay chuyển xung quanh;

Người phụ nữ có tử cung hình dạng bất thường hoặc có các biến chứng khác chẳng hạn như u xơ tử cung;

Nữ giới có nhau tiền đạo.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sinh ngôi ngược?

Sinh ngôi ngược là tình trạng rất thường gặp, có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sinh ngôi ngược?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây sinh ngôi ngược, chẳng hạn như:

Sinh non; Sinh nhiều lần; Đa thai; Từng sinh ngôi ngược; Các khối u vùng chậu; Người mẹ lớn tuổi; Đa ối. Quá nhiều nước ối có thể làm cho thai xoay chuyển quá nhiều; Thiểu ối. Tình trạng quá ít nước ối có thể cản trở sự thay đổi của thai nhi thành ngôi đầu; Nhau tiền đạo. Nhau bám ở cổ tử cung làm cho bào thai có quá nhiều không gian để xoay chuyển trong tử cung; Não úng thủy. Đầu to ở thai nhi làm cho trẻ khó khăn hơn để xoay chuyển sang ngôi đầu trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sinh ngôi ngược?

Trong đợt khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ cảm nhận bụng trên và dưới của bạn và siêu âm thai nhi sẽ được thực hiện để xem liệu em bé có phải là ngôi ngược không. Bằng cách khám cổ tử cung, bác sĩ cũng khẳng định được em bé có phải là ngôi ngược hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sinh ngôi ngược?

Tỷ lệ thành công cho việc xoay chuyển ngôi ngược phụ thuộc vào lý do con bạn bị ngược nhưng miễn là bạn áp dụng phương pháp an toàn thì bé sẽ không sao cả. Bên cạnh đó, các phương pháp dùng để điều trị sinh ngôi ngược gồm:

  • Ngoại xoay thai. Ngoại xoay thai là một thủ thuật bác sĩ sẽ cố gắng làm cho em bé vào đúng vị trí bằng nắn bé bằng tay qua bụng của bạn;
  • Tinh dầu. Một số thành công khi bác sĩ sử dụng tinh dầu như bạc hà trên bụng mẹ để kích thích thai nhi tự xoay.

Các phương pháp khác như trồng cây chuối trong bể bơi, dùng gối chống hông hoặc thậm chí leo cầu thang để giúp nâng cao xương chậu của mẹ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ khám thường xuyên trong suốt thai kỳ. Bác sĩ sẽ cho biết liệu bé có phải là ngôi mông không và lên kế hoạch giúp đỡ bạn.

Một số bác sĩ sẽ lập kế hoạch để mổ lấy thai. Một số khác có thể cung cấp cho bạn các bài tập để làm ở nhà giúp em bé xoay về ngôi đầu. Nếu thủ thuật này thành công và bé nằm ở ngôi đầu thì có nhiều khả năng sinh trẻ được bằng đường âm đạo.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Sinh ngôi ngược, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM