Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sa tử cung (sa sinh dục) là gì? Đó là tình trạng cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung. Sa tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về sa tử cung

Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung. Tử cung sa vào trong âm đạo.

Sa tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo.

Sa sinh dục có thể gây tình trạng tử cung sa xuống, thò âm đạo, hoặc lộ ra ngoài âm đạo, và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

2. Triệu chứng thường gặp

Bệnh sa sinh dục có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và do nhiều yếu tố gây nên.

Sa tử cung nhẹ thường không gây triệu chứng gì, nhưng với mức độ sa nhiều hơn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần được điều trị.

Những triệu chứng sa tử cung mức độ trung bình hoặc nặng bao gồm:

Cảm giác căng tức hoặc trằn nặng vùng chậu Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo Rối loạn đi tiểu như tiểu không kiểm soát, tiểu khó Rối loạn đi tiêu Cảm giác như ngồi trên trái bóng hoặc có vật gì đó trong âm đạo Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục.

Thường những cảm giác này không rõ rệt vào buổi sáng và tăng nặng vào chiều tối.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu sa tử cung nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Tử cung sa xuống khi: 

Dây chằng và cân vùng sàn chậu bị yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung. Thần kinh chi phối cân cơ vùng chậu bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống cân cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

Các yếu tố gây suy yếu cơ vùng chậu dẫn đến sa tử cung bao gồm:

Có thai Chuyển dạ kéo dài hoặc sinh khó, tổn thương vùng hội âm khi sinh em bé Tăng cân hoặc béo phì Tiêu chảy – táo bón mãn tính Sinh con nặng cân qua đường âm đạo Lão hóa gây suy yếu cơ vùng chậu Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh) Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, khối u vùng chậu, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng)

4. Nguy cơ mắc phải

Phụ nữ da trắng dễ bị sa sinh dục

Sa sinh dục thường xảy ra ở các nước kém phát triển. Việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến cơ sàn chậu phải căng giãn và chịu nhiều áp lực, có khi tổn thương.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa tử cung là gì?

Bệnh sa tử cung có nhiều yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

Lớn tuổi Sinh con một hoặc nhiều lần ngả âm đạo Thai quá lớn Béo phì Phẫu thuật vùng chậu trước đó Táo bón mãn tính Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mắc bệnh sa sinh dục nhiều hơn phụ nữ da màu); một số trường hợp liên quan đến yếu tố di truyền gây suy yếu mô liên kết vùng chậu Có thể suy yếu mô liên kết vùng chậu do yếu tố di truyền.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung khi mang thai

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những đặc điểm lâm sàng của bệnh sa sinh dục là:

Đau lưng hoặc vùng bẹn (giãn dây chằng nâng giữ tử cung) Cảm giác nặng nề hay có áp lực nơi khung chậu khi đứng, nâng vật nặng nhưng đỡ hơn khi nằm xuống. Loét hoặc chảy máu vùng tử cung sa ra ngoài (đặc biệt nếu thiếu hormone estrogen) Tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng tiểu tái lại nhiều lần.

Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào việc bác sĩ thăm khám vùng chậu.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn rặn mạnh để đánh giá mức độ tối đa của tình trạng sa sinh dục. Kế đến bác sĩ sẽ yêu cầu bạn co thắt cơ vùng chậu giống như động tác nín tiểu để đánh giá sức mạnh của cân cơ vùng chậu. Nếu bạn có tiểu không kiểm soát mức độ nặng, bác sĩ có thể làm thêm một số test để đánh giá thêm chức năng bàng quang của bạn.

Bạn có thể được chỉ định siêu âm hoặc chụp MRI để đánh giá thêm mức độ nặng của bệnh.

Những phương pháp dùng để điều trị sa tử cung là gì?

Bài tập Kegel

Việc điều trị chỉ thực sự cần thiết khi có các triệu chứng nặng.

Phương pháp không phẫu thuật bao gồm:

Giảm cân và tránh các yếu tố gây tăng áp lực lên ổ bụng Tránh khiêng vác vật nặng Thực hiện bài tập Kegel; các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ. Nên nhớ rằng việc sử dụng estrogen thường áp dụng cho điều trị những bệnh lý khác đi kèm mà không nhằm mục đích điều trị bệnh sa tử cung đơn thuần Đặt vòng nâng đỡ tử cung Pessary qua âm đạo.

Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật được chỉ định nếu tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành âm đạo sau. Phẫu thuật bao gồm treo tử cung hoặc cắt tử cung. Trong phẫu thuật treo tử cung, bác sĩ sẽ đưa tử cung về lại vị trí cũ bằng cách thu ngắn các dây chằng hoặc dùng vật liệu tổng hợp để thay thế các cơ sàn chậu nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Bác sĩ có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng hoặc qua ngả âm đạo. Phẫu thuật này không áp dụng cho những phụ nữ dự tính mang thai do bệnh sẽ tái phát trở lại vì tăng áp lực vùng chậu do thai. Phẫu thuật ngăn ngừa sa mỏm cắt âm đạo: Sau khi cắt tử cung, bác sĩ sẽ cố định mỏm cắt vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sa tử cung bằng cách tránh:

Làm việc nặng nhọc Mang thai quá nhiều

Chăm sóc sức khỏe, tập thể dục điều độ, đặc biệt là tập bài tập Kegel sau khi sinh thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu để đối phó với bệnh sa tử cung và ngăn chặn biến chứng đến sức khỏe mẹ và bé.

Ngoài ra, bạn cần tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước. Bạn cũng cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh để béo phì, điều trị tận gốc các bệnh lý gây tăng áp lực vùng chậu.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sa tử cung (Sa sinh dục), hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM