Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thai chậm phát triển (IUGR) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn bình thường vì không thể phát triển với tốc độ bình thường trong bụng mẹ. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé!

Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

1. Tìm hiểu về hội chứng thai chậm phát triển

Thai chậm phát triển (IUGR) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn bình thường vì không thể phát triển với tốc độ bình thường trong bụng mẹ.

Thai chậm phát triển khiến bé có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định trong thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh, bao gồm:

Cân nặng khi sinh thấp Giảm nồng độ oxy Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) Khả năng chống nhiễm trùng thấp Chỉ số Apgar thấp (xét nghiệm được thực hiện ngay sau khi trẻ được sinh để đánh giá tình trạng thể chất của trẻ sơ sinh và xác định nhu cầu chăm sóc y tế đặc biệt) Hội chứng hít nước ối phân su (trẻ hít phải phân trong tử cung), có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp Khó duy trì nhiệt độ cơ thể Số lượng hồng cầu cao bất thường

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, hội chứng này có thể dẫn đến thai chết lưu. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng trong thời gian dài.

2. Triệu chứng thai chậm phát triển

Triệu chứng chính của thai chậm phát triển là thai nhi nhỏ hơn bình thường. Cụ thể, cân nặng ước tính của bé thấp hơn 90% cân nặng của những trẻ cùng tuổi.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thai chậm phát triển, em bé có thể nhỏ người hoặc trông suy dinh dưỡng. Bé có thể gầy, xanh xao và có làn da khô, nhão. Dây rốn thường mỏng và xỉn màu thay vì dày và sáng bóng.

3. Nguyên nhân gây thai chậm phát triển

Có nhiều nguyên nhân gây thai chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân phổ biến là vấn đề nhau thai. Nhau thai giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé, đồng thời giải phóng các chất thải..

Tình trạng này cũng có thể xảy ra do hậu quả của một số vấn đề sức khỏe ở người mẹ, chẳng hạn như:

Bệnh tiểu đường tiến triển Huyết áp cao hoặc bệnh tim Nhiễm trùng như rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis và giang mai Bệnh thận hoặc bệnh phổi Suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu Thiếu máu hồng cầu hình liềm Hút thuốc, uống rượu hoặc lạm dụng thuốc

Các nguyên nhân có thể khác của thai nhi bao gồm khiếm khuyết nhiễm sắc thể ở bé hoặc đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn).

4. Chẩn đoán và điều trị thai chậm phát triển

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thai chậm phát triển?

Các bác sĩ có nhiều cách để ước tính kích thước của em bé trong thai kỳ. Một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất là đo khoảng cách từ đáy của mẹ (đỉnh tử cung) đến xương mu. Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, số đo tính bằng centimet thường tương ứng với số tuần mang thai. Nếu trẻ có kích thước đo thấp hơn dự kiến, trẻ có thể phát triển không bình thường trong bụng mẹ.

Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán thai chậm phát triển và đánh giá sức khỏe của em bé bao gồm:

Siêu âm. Đây là phương pháp chính để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Siêu âm liên quan đến việc sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé. Siêu âm có thể được sử dụng để đo đầu và bụng của em bé. Bác sĩ có thể so sánh các phép đo với biểu đồ tăng trưởng để ước tính cân nặng của bé. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để xác định lượng nước ối trong tử cung. Lượng nước ối thấp có thể liên quan đến hội chứng thai chậm phát triển. Siêu âm Doppler. Siêu âm Doppler là một kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh để đo lượng và tốc độ lưu lượng máu qua các mạch máu. Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra lưu lượng máu trong dây rốn và các mạch trong não của thai nhi. Kiểm tra cân nặng. Các bác sĩ thường xuyên kiểm tra và ghi lại cân nặng của mẹ mỗi lần khám thai. Nếu người mẹ không tăng cân, trẻ có thể chậm phát triển trong bụng mẹ. Sử dụng monitoring sản khoa. Bác sĩ sẽ đặt các điện cực nhạy cảm lên bụng của người mẹ. Các điện cực được giữ cố định bằng một dải co giãn nhẹ và liên kết với màn hình. Các cảm biến sẽ đo tốc độ và mô hình nhịp tim của em bé, sau đó hiển thị chúng trên màn hình. Chọc dò ối. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim xuyên qua da bụng của người mẹ vào tử cung ấy và rút một lượng nhỏ nước ối để xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể phát hiện nhiễm trùng hoặc một số bất thường nhiễm sắc thể có thể dẫn đến thai chậm phát triển.

Những biện pháp nào giúp điều trị thai chậm phát triển?

Mặc dù bác sĩ  không thể đảo ngược hội chứng chậm phát triển, một số phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng này. Các phương pháp điều trị cụ thể sẽ được xác định dựa trên:

Tình trạng mang thai, sức khỏe tổng thể và bệnh sử của người mẹ Mức độ của bệnh Khả năng chịu đựng của bạn đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể Kỳ vọng vào quá trình điều trị bệnh Ý kiến hay sở thích người mẹ

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Dinh dưỡng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cường dinh dưỡng cho mẹ có thể giúp mẹ tăng cân trong thai kỳ, từ đó thai nhi sẽ tăng trưởng. Nghỉ ngơi tại giường. Nghỉ ngơi tại giường có thể giúp cải thiện lưu thông máu cho thai nhi. Sinh sớm. Nếu thai chậm phát triển gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi, bác sĩ có thể yêu cầu phải sinh sớm để nhanh chóng đưa trẻ ra ngoài.

5. Phòng ngừa thai chậm phát triển

Mặc dù thai chậm phát triển có thể xảy ra ngay cả khi người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng có những việc mẹ có thể làm để giảm nguy cơ mắc hội chứng và giúp bé khỏe mạnh như:

Thăm khám thai sản thường xuyên. Nếu bạn thường đi khám thai đúng hẹn, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trong thai kỳ, từ đó có thể giúp bạn điều trị hiệu quả. Hãy chú ý đến cử động của bé. Nếu bé không chuyển động thường xuyên hoặc ngừng chuyển động trong bụng, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Đây có thể là một tình trạng nguy hiểm. Kiểm tra thuốc đang dùng. Đôi khi một loại thuốc mẹ đang dùng cho một vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn đến các vấn đề với thai nhi. Ăn uống lành mạnh. Thực phẩm lành mạnh và lượng calo dồi dào sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nghỉ ngơi nhiều. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và thậm chí nó có thể giúp em bé phát triển. Bạn nên cố gắng ngủ đủ tám tiếng (hoặc hơn) mỗi đêm và nghỉ ngơi từ 1-2 giờ vào buổi chiều. Thực hành thói quen lối sống lành mạnh. Nếu bạn uống rượu, bia, hút thuốc, hãy dừng lại ngay vì sức khỏe của em bé.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng thai chậm phát triển, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM