Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng của tiền sản giật, căn bệnh có thể gây ra huyết áp cao và một số triệu chứng khác ở phụ nữ mang thai. Sản giật là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng của tiền sản giật, căn bệnh có thể gây ra huyết áp cao và một số triệu chứng khác ở phụ nữ mang thai. Sản giật là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng.

Tiền sản giật và sản giật ảnh hưởng đến nhau thai, cơ quan cung cấp oxy, máu và các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Khi huyết áp tăng , lưu lượng máu sẽ bị giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhau thai. Điều này gây ra hậu quả như em bé khi sinh ra nhẹ cân hơn bình thường hoặc kèm theo một số vấn đề sức khỏe khác. Phụ nữ mang thai có vấn đề với nhau thai thường buộc phải sinh non để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho em bé. Trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.

Bệnh sản giật thường có một số triệu chứng và dấu hiệu như:

Động kinh; Kích động nặng; Bất tỉnh.

Đa số phụ nữ mang thai sẽ có triệu chứng của tiền sản giật trước khi lên cơn co giật như:

Nhức đầu; Buồn nôn và ói mửa; Đau bụng; Phù tay và mặt; Các vấn đề thị lực, chẳng hạn như mất tầm nhìn, tầm nhìn mờ, nhìn đôi, v.v.

Vì tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật nên bạn có thể có các triệu chứng của cả hai tình trạng đó. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể là do các tình trạng khác có sẵn, chẳng hạn như bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn phải nói cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng bệnh lý để họ có thể loại trừ các nguyên nhân khác. Tất nhiên là bạn hãy chú ý đến các triệu chứng tiền sản giật và báo với bác sĩ.

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh tiền sản giật:

Phù mặt hoặc bàn tay; Nhức đầu; Tăng cân quá mức; Buồn nôn, ói mửa; Các vấn đề thị lực; Các vấn đề về tiểu tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sản giật thường đến sau tiền sản giật, đặc trưng bởi huyết áp cao sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu tiền sản giật đã nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng não bộ, gây co giật hoặc hôn mê thì bệnh đã chuyển sang sản giật.

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh sản giật. Các yếu tố có thể đóng vai trò gây bệnh bao gồm:

Các vấn đề mạch máu; Các yếu tố tại não và hệ thần kinh; Chế độ ăn uống; Gen.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sản giật?

Cứ 200 phụ nữ bị tiền sản giật thì có khoảng 1 người bị sản giật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị sản giật ngay cả khi không có tiền sử bị co giật.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sản giật?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sản giật, chẳng hạn như:

Hơn 35 tuổi; Dưới 20 tuổi; Mang thai lần đầu tiên; Mang đa thai (như sinh đôi hoặc sinh ba); Bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận hoặc bất kỳ bệnh lý khác có ảnh hưởng đến mạch máu; Có tiền sử chế độ ăn uống kém hoặc suy dinh dưỡng.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sản giật?

Nếu bạn đã được chẩn đoán tiền sản giật hoặc có tiền sử mắc bệnh này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định xem bệnh có diễn tiến xấu đi hay tái phát không. Nếu bạn bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm liên quan tiền sản giật cũng như những xét nghiệm khác để xác định lý do tại sao bạn bị co giật. Bác sĩ sẽ khám tổng quát để tìm nguyên nhân gây co giật. Huyết áp và nhịp thở sẽ được kiểm tra thường xuyên. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán sản giật gồm:

Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số loại xét nghiệm máu như hematocrit, đo số tế bào hồng cầu có trong máu của bạn (dung tích hồng cầu) và số lượng tiểu cầu để xem tình trạng đông máu có tốt không; Xét nghiệm creatinin: creatinin là một sản phẩm chất thải tạo ra bởi từ cơ bắp. Thận lọc hầu hết creatinin trong máu, nhưng nếu các cầu thận không làm việc hiệu quả, creatinine sẽ ở lại trong máu. Có quá nhiều creatinin trong máu của bạn có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật; Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của protein và tỷ lệ bài tiết protein.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sản giật?

Bác sĩ có thể sử dụng một số biện pháp sau để điều trị bệnh sản giật:

Sinh con: là cách duy nhất để điều trị tiền sản giật và sản giật. Nếu bạn được chẩn đoán mắc tiền sản giật, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh và kê thuốc điều trị để ngăn ngừa sản giật diễn tiến nặng hơn. Nếu bạn bị sản giật, bác sĩ có thể giúp bạn sinh em bé sớm, tùy thuộc vào thai kì. Bạn có thể sinh sớm từ tuần mang thai thứ 32 đến 36 nếu các triệu chứng đe dọa tính mạng hoặc nếu dùng thuốc không hiệu quả; Thuốc: bạn có thể cần dùng đến các loại thuốc chống co giật hoặc hạ huyết áp; Chăm sóc tại nhà: bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi và theo dõi bất kỳ thay đổi của cơ thể kiểm soát tiền sản giật và sản giật.

Cả hai triệu chứng tiền sản giật và sản giật sẽ biến mất khi bạn sinh em bé. Nếu xảy ra biến chứng như bong nhau thai, bạn có thể cần cấp cứu sản khoa khẩn cấp. Bong nhau thai là tình trạng nhau thai bị tách khỏi tử cung.

Bạn nên tuân thủ liệu trình chăm sóc y khoa cho tiền sản giật và nói chuyện rõ ràng với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng có thể gặp.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Nếu bạn có các dấu hiệu của tiền sản giật sớm trong thai kỳ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể yêu cầu quản lý thai kỳ tại nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Có nghĩa là bạn nên ngừng làm việc, giảm mức độ hoạt động và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi (nên nghỉ ngơi tại giường). Mặc dù nghỉ ngơi tại giường trong một khoảng thời gian nhất định được xem là phương pháp điều trị thích hợp, các chuyên gia sản khoa cũng không rõ lý do tại sao liệu pháp này có thể giúp điều trị tiền sản giật nhẹ hoặc cao huyết áp. Người ta cho rằng nghỉ ngơi tại giường toàn phần có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết khối ở chân hoặc phổi. Cho dù bác sĩ yêu cầu bạn giảm hoạt động hoặc phải nghỉ ngơi tại giường trong ngày thì bạn vẫn nên duy trì vận động, chăm sóc con cái, v.v.

Bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi tình trạng của bạn hàng ngày, bao gồm:

Huyết áp; Kiểm tra nước tiểu; Kiểm tra cân nặng; Theo dõi cử động thai hoặc số lần bé đá.

Bạn nên ghi lại kết quả, bao gồm cả ngày tháng và thời gian thực hiện đưa cho bác sĩ khi đi khám bệnh. Bạn cũng nên tìm một nhóm hoạt động xã hội để được giúp đỡ. Bạn có thể nói chuyện với những phụ nữ đang hoặc đã ở trong tình trạng tương tự.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sản giật, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM