Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng sinh non thường xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ, trong khi đó một thai kỳ bình thường kéo dài đến khoảng 40 tuần. Sinh non khiến em bé có ít thời gian phát triển trong tử cung hơn bình thường. Sinh càng non, em bé càng có nhiều biến chứng sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sinh non (hay đẻ non) thường xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ, trong khi đó một thai kỳ bình thường kéo dài đến khoảng 40 tuần. Sinh non khiến em bé có ít thời gian phát triển trong tử cung hơn bình thường. Sinh càng non, em bé càng có nhiều biến chứng sức khỏe.

Tùy thuộc vào em bé được sinh sớm ra sao, sinh non gồm các loại:

  • Sinh non trễ: sinh ra giữa tuần 34 và 36 của thai kỳ;
  • Sinh non vừa: sinh ra giữa tuần 32 và 34 của thai kỳ;
  • Sinh rất non: sinh ra dưới tuần 32 của thai kỳ;
  • Sinh cực kỳ non: sinh ra lúc hoặc trước tuần 25 của thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp xảy ra đều là sinh non trễ.

2. Triệu chứng

Sinh non ( đẻ non) có nghĩa là em bé không có đủ thời gian để phát triển bình thường trong tử cung trước khi thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Các dấu hiệu và triệu chứng của bé sinh non bao gồm:

  • Kích thước nhỏ nhưng đầu lớn mất cân đối;
  • Da mỏng, ít mềm mại hơn trẻ đủ tháng do thiếu mô mỡ;
  • Nhiều lông tơ khắp cơ thể;
  • Thân nhiệt thấp, đặc biệt là ngay sau khi sinh tại phòng sinh, do thiếu mô mỡ dự trữ;
  • Thở mệt nhọc hoặc suy hô hấp;
  • Thiếu phản xạ mút và nuốt, dẫn đến khó khăn khi ăn.

Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Sinh non (đẻ non) xảy ra do nhiều nguyên nhân. Hầu hết các ca để non xảy ra một cách ngẫu nhiên, nhưng một số là do ảnh hưởng của những lần sinh thường hoặc sinh mổ trước đó.

Các nguyên nhân thường gặp của sinh non bao gồm đa thai, nhiễm trùng và các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp. Tuy nhiên, sinh non thường không có nguyên nhân xác định. Ngoài ra còn có thể là ảnh hưởng của di truyền.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng sinh non?

Phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non (đẻ non) cao hơn những người khác. Nhưng bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị sinh non. Trên thực tế, nhiều phụ nữ sinh non trong khi họ không có yếu tố nguy cơ nào.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng sinh non?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Từng sinh non;
  • Song thai hoặc đa thai;
  • Khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai ít hơn sáu tháng;
  • Thụ tinh ống nghiệm;
  • Các vấn đề của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai;
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy;
  • Dinh dưỡng kém;
  • Không đạt đủ cân nặng trong thai kỳ ;
  • Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là của nước ối và đường sinh dục dưới;
  • Một số bệnh mạn tính chẳng hạn như cao huyết áp và tiểu đường;
  • Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai;
  • Căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như cái chết của một người thân hoặc bạo lực gia đình;
  • Sẩy thai hoặc phá thai nhiều lần;
  • Chấn thương.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sinh non?

Nếu nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp như:

  • Theo dõi nhịp thở và nhịp tim. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở, nhịp tim và chỉ số huyết áp của bé thường xuyên;
  • Lượng dịch vào ra. Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận lượng dịch được đưa vào lúc ăn, dịch truyền tĩnh mạch, dịch bị mất thông qua tã ướt, làm xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác;
  • Xét nghiệm máu. Mẫu máu có thể được phân tích để đếm tế bào hồng cầu và kiểm tra xem có thiếu máu không; Siêu âm tim. Siêu âm tim để kiểm tra các vấn đề chức năng tim của bé;
  • Siêu âm. Siêu âm có thể được thực hiện để kiểm tra xem có xuất huyết não hoặc tích tụ dịch hay không và để kiểm tra các cơ quan trong bụng có vấn đề ở đường tiêu hóa, gan hoặc thận hay không;
  • Khám mắt. Bác sĩ nhãn khoa có thể khám mắt và thị lực của bé để kiểm tra các vấn đề đối với võng mạc (bệnh võng mạc do sinh non).

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng sinh non?

Bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc điều trị cho em bé để thúc đẩy sự phát triển và kích thích chức năng bình thường của phổi, tim và tuần hoàn. Tùy thuộc vào tình trạng của bé, thuốc có thể bao gồm:

  • Chất surfactant ;
  • Thuốc phun hoặc truyền tĩnh mạch để tăng cường hơi thở và nhịp tim;
  • Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng hoặc nếu có nguy cơ bị nhiễm trùng;
  • Các thuốc làm tăng lượng nước tiểu (thuốc lợi tiểu) hỗ trợ cho phổi và hệ tuần hoàn.

Khi các biến chứng cụ thể phát sinh, đôi khi bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật cho con bạn để điều trị:

  • Vấn đề ăn uống: bằng cách đặt đường tĩnh mạch trung tâm để cung cấp dinh dưỡng tĩnh mạch;
  •  Viêm ruột hoại tử: cắt bỏ phần ruột bị hư hỏng;
  •  Bệnh võng mạc sinh non: sử dụng laser để hạn chế sự phát triển bất thường của mạch máu và rủi ro về thị lực;
  •  Não úng thủy: đặt ống shunt để thoát lưu dịch dư thừa trong não

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể giúp trẻ kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hiểu cách chăm sóc cho em bé. Trước khi rời bệnh viện, bạn nên tham gia một khóa hồi sức tim phổi trẻ sơ sinh và hỏi bác sĩ bất kỳ vấn đề nào bạn nghĩ là cần thiết. Hãy chắc chắn rằng bạn đang chăm sóc cho em bé một cách thoải mái. Bạn có thể cần sử dụng màn hình theo dõi đặc biệt hoặc cho bé thở oxy hoặc phương pháp điều trị khác trong một vài trường hợp.

Bảo vệ sức khỏe của bé. Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn các trẻ sơ sinh khác. Bạn nên cố gắng hạn chế tối đa việc đưa trẻ đến những nơi đông người và chắc chắn rằng tất cả những người tiếp xúc với trẻ đã rửa tay trước.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Sinh non, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM