Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc

Mời bạn đọc tìm hiểu về công tác điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc qua bài viết của eLib.VN nhé. 

Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc

1. Áp dụng đối kháng sinh lý

Dùng thuốc kích thích thần kinh khi ngộ độc các thuốc ức chế (dùng bemegrid, amphetamin khi ngộ độc barbiturat), dùng thuốc làm mềm cơ khi ngộ độc các thuốc co giật (dùng cura khi ngộ độc strrynin)..., hoặc ngược lại, dùng barbiturat khi ngộ độc amphetamin, long não, cardiazol.

Phương pháp này không tốt lắm vì thuốc đối kháng cũng phải dùng với liều cao, thường là liều độc, cho nên có hại đối với nạn nhân.

2. Hồi sức cho người bệnh

Trợ tim, giữ huyết áp, chống trụy tim mạch: Dùng các thuốc trợ tim thông thường, noradrenalin 1- 4 mg hòa trong 500- 1000ml dung dịch glucose đẳng trương, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Có thể dùng D.O.C dung dịch dầu 1- 5 mg tiêm bắp.

Trợ hô hấp: Các thuốc kích thích hô hấp (cardiazol, cafein), hô hấp nhân tạo, thở oxy.

Thẩm phân phúc mạc hoặc thận nhân tạo: Chỉ dùng trong trường hợp nhiễm độc nặng, thận đã suy, các phương pháp điều trị thông th ường không mang lại kết quả, hoặc các trường hợp chống chỉ định dùng các thuốc lợi niệu thẩm thấu. Thường gặp ngộ độc kim loại nặng, sulfonamid liều cao, barbiturat liều cao.

Thay máu được chỉ định trong các trường hợp:

Nhiễm độc phospho trắng: Phải làm trước 8 giờ mới có khả năng cứu được nạn nhân.

Nhiễm độc với liều chết: Các thuốc chống sốt rét, chất độc tế bào, isoniazid, dẫn xuất salicylat (nhất là với trẻ em).

Các chất làm tan máu: Saponin, sulfon...

Các chất gây methemoglobin: Phenacetin, anilin, nitrit, cloroquin... Có thể điều trị bằng xanh methylen ống 1%- 10 ml hòa trong 500 ml dung dịch glucose đẳng trương truyền nhỏ giọt tĩnh mạch; hoặc tiêm tĩnh mạch vitamin C 4,0 - 6,0g trong 24 giờ. Khi không có kết quả thì thay máu.

Cần phải sớm và khối lượng máu thay thế phải có đủ nhiều (ít nhất là 7 lít). Nếu hôm sau máu còn chứa nhiều hemoglobin hòa tan thì có thể phải truyền lại.

3. Công tác chăm sóc người bệnh

Chế độ dinh dưỡng: Cho ăn các thuốc ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ calo, hoặc truyền hậu môn nế u có tổn thương thực quản (nhiễm độc acid).  Cần cho thêm nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B, C; cho thêm insulin khi phải truyền nhiều đường (ose):

Các kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát.

Làm tốt công tác hộ lý: Hút đờm, rãi, vệ sinh chống loét ...

Trên đây là một số thông tin về cây điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. 

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM