Các dịch thay thế huyết tương

Khi thể tích huyết tương bị giảm do mất nước và muối đơn thuần (tiêu chảy, nôn  nhiều) thì chỉ cần truyền nước và điện giải là đủ. Nhưng nếu do mất nhiều máu hoặc huyết tương như trong sốc xuất huyết, bỏng nặng, thì phải truyền máu, huyết tương hoặc các dịch thay thế có áp lực keo cao. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến các dịch thay thế huyết tương qua bài viết này nhé.

Các dịch thay thế huyết tương

Các sản phẩm thiên nhiên (máu, huyết tương của n gười) là tốt nhất, nhưng đắt và có nhiều nguy cơ (phản ứng miễn dịch, lan truyền viêm gan siêu vi khuẩn B hoặc C, lan truyền AIDS). Vì vậy, các dịch thay thế huyết tương đã được nghiên cứu và sử dụng. Các dịch này cần phải có bảy tính chất sau:

  • Tồn tại trong tuần hoàn đủ lâu, nghĩa là có áp lực keo tương tự với huyết tương, có trọng lượng phân tử tương đưong với albumin huyết tương ( ~ 40.000).
  • Không có tác dụng dược lý khác.
  • Không có tác dụng kháng nguyên, không có chí nhiệt tố.
  • Không có tương tác hoặc phản ứng chéo với nhóm máu.
  • Giữ ổn định lâu khi bảo quản hoặc thay đổi của nhiệt độ môi trường.
  • Dễ khử khuẩn
  • Độ nhớt thích hợp với sự tiêm truyền.

Dưới đây là một số dịch truyền đạt tiêu chuẩn hiện đang được dùng:

1. Gelatin đã biến chất

Được sản xuất từ colagen của xương, thuỷ phân cho tới khi đạt được các phân tử protein có trọng lượng phân tử khoảng 3.000. Có nhiều dạng:

Plasmion: chứa 30g gelatin lỏng trong 1 lít, có thêm thành phần các ion Na +, K+, Mg++ và Cl- tương tự như huyết tương, không có Ca++. Chất đệm là lactat. Đựng trong lọ 500 mL.

Plasmagel: chứa 30g gelatin lỏng trong 1 lít dung dịch muối đẳng trương, thêm 27 mEq Ca++ (cho nên không được dùng cho bệnh nhân đang được điều trị bằng digitalis). Không có chất đệm. Đựng trong lọ 500 mL.

Plasmagel không muối, có đường (Plasmagel désodé glucosé): chứa 25 g gelatin trong 1 lít dung dịch glucose đẳng trương, không có muối, Ca ++ và chất đệm (tránh bị thừa muối). Đựng trong lọ 500 mL.

1.1 Ưu điểm

Ưu điểm của gelatin lỏng là dễ bảo quản, k hông cần xác định nhóm máu trước khi truyền.

1.2 Nhược điểm

Không giữ được lâu trong cơ thể, khoảng 75% bị thải trừ qua nước tiểu trong 24h.

Vẫn còn phản ứng kháng nguyên: dị ứng biểu hiện ở da, hiếm gặp phản ứng tim mạch.

Có rối loạn đông máu: giảm protrombin, fibrinogen, tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu.

Gây protein- niệu giả. Nếu dùng Plasmagel, chú ý có thể làm tăng calci huyết. . Phải hâm nóng trước khi dùng vì rất quánh khi gặp lạnh.

2. Polyvinyl - pyrrolidone (PVP)

Là chất tổng hợp, có trọng lượng phân tử khoảng 40.000. Đựng trong lọ 500 mL (Subtosan).

Ưu điểm: tương đối dễ bảo quản.

Nhược điểm: còn phản ứng kháng nguyên, gây protein - niệu giả và nhất là bị giữ lâu trong hệ liên võng nội mạc.

3. Dextran

Là chất trùng phân có trọng lượng phân tử rất cao, được tạo ra từ glucose dưới tác động của vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides. Phân hai loại:

3.1 Loại có trong lượng phân tử cao

Khoảng 80.000. Đựng trong lọ 250 và 500 mL. Thải trừ qua chuyển hóa.

Ưu điểm:

Dễ bảo quản, giá không đắt lắm.

Nhược điểm:

Tạo phức hợp fibrinogen- dextran, gắn vào hồng cầu, làm tăng dính tiểu cầu, vì vậy có thể gây rối loạn đông máu.

Rất ít độc, nhưng có thể gây phản ứng quá mẫn ngay từ lần truyền đầu tiên vì mẫn cảm với dextran tự nhiên gặp trong một số thức ăn.

3.2 Loại có trọng lượng phân tử thấp

Khoảng 40.000. Đựng trong lọ 250 và 500 mL (Rheomacrodex). Thải trừ bằng chuyển hóa và qua thận.

Ưu điểm:

Làm dễ dàng tuần hoàn của hồng cầu trong mao mạch.

Nhược điểm:

Giá thành còn cao và gây rối loạn đông máu. Chú ý là sau khi truyền, có thể làm sai lạc việc xác định nhóm máu và glucose máu.

4. Dung dịch điện giải

Có 5 loại hay dùng.

Dung dịch đẳng trương

4.1 Dung dịch đẳng trương

Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0, 9%):

Ưu: Rẻ, phổ biến.

Nhược: dễ gây toan máu do lượng Cl- cao. Truyền nhiều và nhanh dễ gây ứ nước ngoại bào và phù phổi cấp.

Ringer lactat (dung dịch Hartman):

Vào cơ thể, lactat chuyển thành bicarbonat (do gan) và kiềm hóa máu (chỉnh được t oan nhẹ).

Có thêm K+ và Ca2+.

Truyền 1 lít sẽ tăng được 200- 300 mL thể tích tuần hoàn, vì vậy cần truyền 1 lượng gấp 3 lần thể tích bị mất. Nhưng không được giữ lâu trong máu nên cần truyền liên tục.

Chỉ truyền khi thể tích tuần hoàn mất  1 lít. Tổng lượng truyền không quá 3 – 4 lít/ 24h.

4.2 Dung dịch ưu trương

Các loại dung dịch: NaCl 1,2- 1,8- 3,6- 7,2- 10 và 20%. Trên thị trường có sẵn loại 10-20%, ống 10- 20 mL. Khi dùng, pha với glucose 5% để đạt nồng độ mong muốn.

Đặc điểm:

Áp suất thẩm thấu quá cao, dễ gây phù.

Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.

Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim. Tăng co bóp tim.

Làm giảm phù não, giảm tăng áp lực nội sọ tốt hơn so với dung dịch keo.

Trên đây là một số thông tin về các dịch thay thế huyết tương mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM