Luận văn ThS: Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam

Luận văn Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu nguyên nhân hình thành lợi thế của Feeder nước ngoài và chiến lược kinh doanh của các Feeder nước ngoài nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp Feeder Việt nam và quan chức chính phủ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách quản lý phù hợp để phát triển ngành vận tải biển của Việt nam, đặc biệt là khi Việt nam thực hiện cam kết gia nhập WTO.

Luận văn ThS: Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhận thức được vai trò của hoạt động vận tải biển trong nền kinh tế, chính phủ Việt nam đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển ngành vận tải biển, trong đó có vận tải Feeder nhằm đưa ngành vận tải biển Việt nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế cho thấy, hiện nay vận tải Feeder nước ngoài chiếm trên 85% thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt nam [3]. Vậy với lý do gì mà các hãng vận tải Feeder nước ngoài lại có thể chiếm thị phần lớn như vậy? Kết hợp với khoảng thời gian công tác gần 8 năm tại hãng vận tải Feeder: SFPL - Singapore, đã giúp tác giả cơ hội tìm hiểu hoạt động khai thác vận tải Feeder của hãng SFPL tại Việt nam và lựa chọn đề tài: Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Khai thác vận tải Feeder là một công đoạn trong vận chuyển hàng hoá bằng Container quốc tế. Hoạt động khai thác Feeder có nhiều điểm giống vận tải hàng hoá quốc tế bằng tàu biển khác, tuy nhiên chính sự phân công lao động trong guồng máy vận tải hàng hoá quốc tế đã hình thành những đặc trưng riêng của vận tải Feeder. Ở Việt nam, có một số bài báo đã phản ánh một góc độ về kinh doanh vận tải Feeder non trẻ của Việt nam mà chưa thực sự nghiên cứu các hãng vận tải Feeder nước ngoài. Trong bối cảnh Việt nam gia nhập WTO, các hãng Feeder nước ngoài vốn đã lớn mạnh sẽ càng có điều kiện để phát triển mở rộng hoạt động tại Việt nam. Và điều này đã lôi cuốn tác giả đi sâu tìm hiểu Hoạt động vận tải Feeder.

1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể: Thị trường vận tải Feeder tại Việt nam

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh vận tải Feeder.

1.4 Mục đích nghiên nghiên cứu của đề tài

Với nhận thức xâu sắc rằng: phải tìm hiểu nguyên nhân hình thành lợi thế của Feeder nước ngoài và chiến lược kinh doanh của các Feeder nước ngoài nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp Feeder Việt nam và quan chức chính phủ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách quản lý phù hợp để phát triển ngành vận tải biển của Việt nam, đặc biệt là khi Việt nam thực hiện cam kết gia nhập WTO.

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ hướng tới các nhiệm vụ sau:

  • Làm rõ các khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder.
  • Tìm hiểu thị trường vận tải Feeder tại Việt nam.
  • Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh Feeder tại Việt nam và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ những luận điểm và sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:

  • Phương pháp thu thập thông tin.
  • Phương pháp tổng hợp - báo cáo thông tin.
  • Phương pháp phân tích - xử lý thông tin.
  • Phương pháp thống kê…

1.7 Những đóng góp của đề tài

Xác định những vấn đề cơ bản quyết định hoạt động khai thác Feeder.

Xác định những yếu tố lợi thế của các hãng vận tải Feeder nước ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm đối với DN vận tải Feeder Việt Nam

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề cơ bản về kinh doanh vận tải Feeder

  • Các khái niệm cơ bản về Kinh doanh vận tải Feeder
  • Cơ sở vật chất cho kinh doanh vận tải Feeder
  • Quy trình khai thác Kinh doanh vận tải Feeder

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

  • Thị trường vận tải Feeder tại Việt Nam
  • Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh vận tải Feeder và quản lý nhà nước về hoạt động Feeder
  • Những khó khăn, thuận lợi của DN nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh Feeder nước ngoài tại Việt Nam

2.3 Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh Feeder tại Việt nam và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt Nam

  • Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp kinh doanh vận tải Feeder nước ngoài tại Việt Nam
  •  Đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải Feeder Việt Nam

3. Kết luận

Ngành vận tải biển là ngành dịch vụ nền móng cho hoạt động thương mại.Với vai trò là phương tiện chuyên chở lượng hàng hoá lớn và chi phí thấp, vận tải biển đã hình thành một tập quán kinh doanh quốc tế.Ngày nay,thị trường vận tải là thị trường có sự cạnh tranh cao, hoạt động thuê tàu và giá cước chuyên chở chịu sự chi phối bởi nhu cầu chuyên chở và khả năng cung cấp.Và hoạt động vận tải Feeder cũng vận động theo guồng máy đó. Mở rộng thương mại quốc tế và phát triển vận tải quốc tế có mối liên hệ với nhau. Mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển, đòi hỏi phải có nền tảng bền vững. Tìm hiểu thế mạnh của đối thủ để tránh và học hỏi những ưu điểm, lợi thế của đối phương để phát huy, chính là mong muốn của tác giả muốn gửi gắm vào trong cuốn luận văn này.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Chính phủ nước CHXHCN Việt nam, Nghị định số 57/2001/NĐ-CP, “Về điều kiện kinh doanh vận tải biển”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội.

Hồ Nghĩa Dũng (2007), “Những giải pháp của ngành giao thông vận tải thời kỳ hội nhập” - Báo Giao thông vận tải, Bộ giao thông vận tải.

Nguyễn Việt Thắng (2007), “Áp dụng thu phí THC ở thị trường vận tải Việt Nam”, Kỷ yếu Doanh nghiệp, Công ty LD vận tải Liên quốc.

Quốc hội nước CH XHCN Việt nam, Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11, “Quy định về hàng hải”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

Raymond Kwan (2005 / 2006), “Báo cáo hoạt động KD tại Việt nam”, Báo cáo kinh doanh, Hãng tàu Steamer Feederships Pte Ltd.

4.2 Tiếng Anh

Business Report (2005,2006), “Business report of Feeder operation”, Keppel Group Reports, Singapore

Feeders News (2007), “Foreign ships dominate feeder transport between Indonesia-Singapore.” - The Shipping Times.

Regulations (2007), “Feeder operation Cost”, Port of Singapore Authority

Steamers Feedership’s documents for training (2002), “Feeder Operations”, Keppel Groups, Singapore. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM