Hướng dẫn trình bày chi tiết khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng

Để hoàn thành một bài luận văn ngành Tài chính ngân hàng hay và đúng quy định các bạn cần nắm được các thông tin cơ bản như: Lời khuyên chọn đề tài, các lưu ý cần nắm khi chọn đề tài, cách làm bài luận văn tài chính ngân hàng. Nhằm giúp các bạn rút bớt thời gian tìm kiếm, eLib đã tổng hợp và giới thiệu đến các bạn Hướng dẫn chi tiết làm luận văn ngành Tài chính ngân hàng dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Hướng dẫn trình bày chi tiết khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng

‍1. Luận văn Tài chính ngân hàng là gì?

Chắc hẳn các bạn khi học và bắt đầu chuẩn bị làm luận văn tài chính ngân hàng, các bạn cũng đã hình dung được ngành học của mình sau này sẽ làm gì, đứng vị trí nào trên thị trường và lộ trình thăng tiến công việc ra sao rồi đúng không?

Đúng vậy, khi nền kinh tế thị trường thay đổi chóng mặt và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bất kỳ ngành học nào trong khối kinh tế cũng trở nên hót và cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Ngành tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ. 

Khi mà mỗi ngày bạn đều nghe báo chí cập nhật tình hình giá vàng, giá đô la, tỷ số hối đoái, số thị trường chứng khoán, lãi suất ngân hàng, giá cổ phiếu,… hàng ngày, đó chính là vấn đề liên quan đến ngành tài chính ngân hàng.

Khi bạn chọn học ngành này, bạn sẽ được học bao quát toàn bộ những hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh trong ngân hàng như tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, hoặc các lĩnh vực nhỏ chuyên sâu liên quan như tài chính tiền tệ, phương pháp quản trị ứng dụng, kinh tế học tài chính, phân tích tài chính,…

Bên cạnh đó, bạn cũng được trang bị thêm nhiều tầng kiến thức về tiền tệ hiện đại, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp hay phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, phương pháp quản lý rủi ro, kế toán thuế bảo hiểm trong ngân hàng.

Kiến thức được học là rất nhiều, nhưng để kết thúc lộ trình học của mình trên nhà trường và chứng minh được những gì mình đã học thì bạn phải trình bày những gì mình đúc kết được trong luận văn tài chính ngân hàng sắp tới. 

Các bạn có thể chọn một trong những chủ đề mình đã học như luận văn về kinh tế học tài chính, tài chính tiền tệ, phương pháp quản trị tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp,…. Và nhớ tập trung vào lợi thế của mình và nguồn tài liệu mà doanh nghiệp bạn thực tập có được thì bài làm của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Luận văn tài chính ngân hàng là bài luận tốt nghiệp bắt buộc đối với tất cả các bạn sinh viên theo học ngành này. Để có được một bài luận văn tốt nghiệp tài chính ngân hàng chất lượng cao, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức từ tổng quan đến chi tiết nhất cách làm bài luận sao cho thật logic, khoa học, hấp dẫn và đi sâu vào vấn đề.

2. Lời khuyên khi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng

Thực tế cho thấy không phải ai cũng có khả năng làm được một luận văn tốt nghiệp ngành ngân hàng dù là một sinh viên giỏi chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Để đạt điểm số mong muốn, điều kiện cần và đủ là bạn cần phải có một đề tài hay và hấp dẫn.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý đề tài luận văn tốt nghiệp ngân hàng mà bạn chọn đồng thời cũng là đề tài mà bạn phải thực sự tâm đắc và hứng thú. Bởi vì sao?

Quá trình làm luận văn không phải chỉ diễn ra 1 - 2 tuần, mà là vài tháng liên tục. Nếu không có chút hứng thú nào, bạn sẽ rất nhanh chán nản. Dễ có suy nghĩ “làm cho xong” thay vì dành hết nhiệt huyết cho bài luận. Và kết quả cuối cùng như thế nào thì bạn có thể tự hình dung ra rồi đấy. Thật tệ đúng không nào?

3. Một số lưu ý khi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng

Chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng không phải dễ cũng không phải quá khó. Để có thể chọn được những đề tài hay, ấn tượng giúp bạn đạt được điểm số cao thì bạn không nên bỏ qua một số lưu ý dưới đây.

Đầu tiên bạn nên chọn đề tài mà mình cảm thấy yêu thích. Bởi bạn sẽ chẳng thể nào dành hết tâm huyết cho việc viết khóa luận nếu như không có một chút hứng thú nào. Đồng thời mỗi lần thầy cô hướng dẫn các yêu cầu của khóa luận rồi chỉnh sửa có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy nản chí. Hãy lựa chọn cho mình đề tài yêu thích để có thể phát huy được tối đa năng lực của bản thân.

Việc chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng không nên quá rộng hoặc quá hẹp. Bạn cũng không nên chọn đề tài đã có nhiều người từng làm trước đó. Sự lựa chọn khôn khéo sẽ giúp đề tài của bạn trở nên nổi bật và thu hút hơn.

Bên cạnh việc tự chọn đề tài, bạn cũng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn. Thông thường đây sẽ là những đề tài mang tính cấp thiết. Thầy cô chắc chắn sẽ cho bạn những gợi ý quý giá nhất.

Dành thời gian liệt kê nhanh chóng những yếu tố có thể liên quan tới đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng mà không cần phải sử dụng tài liệu, nghiên cứu chuyên sâu.

Tìm những tài liệu có liên quan tới đề tài để tham khảo. Bạn có thể tìm tại các thư viện hay các thông tin trên báo chí, internet… Chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều, mang lại hiệu quả cao cho bài luận của bạn.

4. Cách làm bài luận văn Tài chính ngân hàng

4.1 Lựa chọn đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được xem là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến kết quả bài luận văn của bạn. 

Đề tài bạn chọn để viết cho luận văn tài chính ngân hàng phải là chủ đề dựa trên thế mạnh về kiến thức mà bạn có khi học ở nhà trường, đồng thời phù hợp với nguồn thông tin, dữ liệu, kiến thức, thực trạng và vấn đề của doanh nghiệp mà bạn đang thực tập. 

Sự kết hợp trên sẽ giúp cho bạn dễ dàng làm bài, vừa thấu hiểu tường tận câu chuyện của doanh nghiệp vừa đào sâu được kiến thức mà bạn thu nạp được khi ngồi trên ghế nhà trường.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các chủ đề tương tự của anh, chị đi trước để xem cách họ phân tích như thế nào, sử dụng kiến thức nào trong vấn đề nào là phù hợp để tích thêm kiến thức cho mình. Đồng thời cũng lưu ý để bài mình không bị trùng lặp và vẫn đảm bảo được chất lượng đề tài. 

Trong luận văn tốt nghiệp nói chung và luận văn tài chính ngân hàng nói riêng, phần cơ sở lý thuyết là cực kỳ quan trọng, nó là bệ phóng cho bạn phân tích sâu vấn đề, do đó bạn nên tích cực tìm cơ sở lý thuyết trong giáo trình, sách báo, tài liệu nước ngoài,… Điều đó cần sự kiên trì và nỗ lực rất lớn, tập trung đầu tư hết mình thì chắc chắn bạn sẽ làm được.

4.2 Làm bài luận văn

Bài luận văn tài chính ngân hàng cũng có cấu trúc tương đồng với những luận văn khác, đều gồm có ba phần chính là Mở đầu, Nội dung chính và Kết luận.

Phần mở đầu

Phần mở đầu bài luận văn ngành tài chính ngân hàng cần trình bày đầy đủ các nội dung sau:

- Lý do lựa chọn đề tài hay tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

- Xác định mục tiêu đề tài

- Tổng quan đề tài nghiên cứu

+ Bạn nên tổng hợp những nội dung của đề tài nghiên cứu trước đó, có tương đồng với đề tài bạn chọn hay không để tham khảo nhé. Bên cạnh đó, bạn nhớ luôn thể hiện được tính duy nhất của đề tài, làm sao để thể hiện đây là đề tài luận văn tài chính ngân hàng duy nhất của mình.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là vấn đề, sự vật, sự việc mà luận văn tập trung nghiên cứu.

+ Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian. Những thông tin này thường được đề cập trong đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu

+ Có ba phương pháp nghiên cứu mà bạn có thể lựa chọn đó là phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp kết hợp (tổng hợp của hai phương pháp trên).

+ Bạn nên chọn phương pháp nghiên cứu định lượng nhiều hơn vì mọi thứ luôn thể hiện trên số liệu, bằng chứng cụ thể, điều đó khá thiết thực và đáng tin cho bạn phân tích và đi sâu vào câu chuyện.

+ Những dữ liệu này sẽ một phần từ tài liệu của doanh nghiệp, phần khác là bạn thực hiện khảo sát khách hàng (hoặc nhân viên công ty), thường là nghiên cứu về mức độ hài lòng của dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

- Cấu trúc bài nghiên cứu

+ Phần này nêu nội dung các chương trong phần nội dung chính của bài mà bạn định trình bày.

Phần nội dung chính

Phần nội dung chính của bài luận văn tài chính ngân hàng thường bao gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

- Trình bày tất cả các kiến thức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thường gồm 5-7 lý luận về khái niệm, tính chất, quy trình, mô hình,...

Chương 2: Thực tiễn vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp thực tập

Ở chương này bạn cần trình bày được các nội dung chính sau:

- Giới thiệu chung về doanh nghiệp: năm thành lập, mã số thuế, tên, quy mô, doanh thu, phân tích môi trường bên trong (nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, nhà cung cấp, khách hàng) và bên ngoài (môi trường vĩ mô, kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên,..) của doanh nghiệp.

- Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp (dựa vào báo cáo thực tập). Đây là thông tin phải đảm bảo đúng sự thật và có sự phê duyệt của doanh nghiệp, bạn có thể phân tích thêm nhưng cơ bản dữ liệu là phải trùng khớp nhé.

- Nêu ra những ưu và nhược điểm của những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những yếu điểm còn tồn tại tại doanh nghiệp.

- Thành tựu đạt được của doanh nghiệp, thường thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu tại doanh nghiệp. Đây là những điều bạn quan sát, tổng hợp được từ quá trình thực tập của mình.

- Đề xuất giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy ưu điểm với doanh nghiệp. Giải pháp nhất thiết phải phù hợp và có khả năng thực hiện được.

Kết luận

Phần này, bạn cần: 

- Kết luận lại những nội dung chính đã trình bày và phân tích.

- Nhấn mạnh vấn đề nghiên cứu lần cuối cùng để thể hiện tính cấp bách của vấn đề đang nghiên cứu.

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo

4.3 Kiểm tra lại bài luận

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình làm luận văn tài chính ngân hàng của bạn, nó là bước để giúp bài làm của bạn hoàn chỉnh hơn. Nhớ đọc lại và kiểm tra toàn bộ bài luận cả về nội dung, cách sắp xếp đã thật sự logic chưa, có lỗi chính tả gì không, người đọc có dễ hiểu không, nội dung lôi cuốn không,…

Mắc bất kỳ lỗi nhỏ nào cũng có thể làm bạn mất điểm với giảng viên hướng dẫn và hội đồng chấm bài, do đó hãy kiểm tra lại thật kỹ lưỡng. Đừng để những cố gắng của bạn bị trừ điểm một cách đáng tiếc như vậy.

5. Đề tài luận văn ngành Tài chính ngân hàng tham khảo

Dưới đây là một số đề tài luận văn ngành Tài chính ngân hàng:

- Phân tích về ảnh hưởng của việc áp dụng Basel II đến lợi nhuận của ngân hàng công thương Việt Nam.

- Quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – Chi nhánh Chợ Lớn

- Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Thương Mại Hải Đăng Quang

- Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại

- Ngân hàng lớn có an toàn và hiệu quả hơn so với các ngân hàng nhỏ hay không?

- Thực trạng và giải pháp về mô hình giám sát của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Đánh giá về mức độ hữu hiệu của các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tại ngân hàng Thương mại Việt Nam.

- So sánh về các chính sách lãi suất của ngân hàng Trung Ương tại các nước đã và đang phát triển.

- Ứng dụng thực tế của UCP 600 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại

- Thực trạng và giải pháp phát triển về thị trường thẻ tại các ngân hàng ở Việt Nam.

- Đánh giá về vai trò của ngân hàng thương mại đối với việc thu hút vốn đầu tư ở nước ngoài.

- Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 745 vào hoạt động thanh toán chứng từ.

- Quản lý về các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng BIDV.

- Thực trạng và ảnh hưởng của nhân dân tệ tới chính sách tỷ giá tại các quốc gia ASEAN.

- NHững giải pháp giúp hạn chế về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại.

- Thực trạng về nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng thương mại.

- Thực trạng về nghiệp vụ chiết khấu hối chiếu tại các ngân hàng thương mại.

- Thực trạng vận dụng UCP 600 vào giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán bằng L/C.

- Phát triển về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương tại Việt Nam.

- Giải pháp hoàn thiện mô hình thanh toán trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng VP Bank.

- Mở rộng về thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng Vietcombank.

- Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ DTBB của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

- Thách thức và yêu cầu đổi mới trong điều hành CSTT ở Việt Nam.

- Những thách thức của Basel III đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Thực trạng và giải pháp về cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với Bộ tài chính.

- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam khi áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát.

- Những thực trạng và giải pháp phát triển nhà môi giới trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam.

- Thực trạng và giải pháp về các chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Tìm hiểu cơ hội và thách thức của các tổ chức tiến dụng tại Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.

- Hoàn thiện về các công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Agribank.

- Những thực trạng và giải pháp của sự tác động phát triển thị trường tài chính tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng X.

- Giải pháp về phát triển hoạt động ngân hàng xanh hiện nay.

- Những nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Giải pháp hoàn thiện về hệ thống định giá điều chỉnh vốn nội bộ FTP tại Ngân hàng thương mại.

- Giải pháp nâng cao về hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng Agribank.

- Biện pháp nâng cao về hiệu quả hoạt động thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

- Thực trạng và giải pháp của thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Phân tích và định giá cổ phiếu ABC.

- Phân tích tình hình cho vay mua nhà ở và hoạt động bất động sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Phân tích và định giá tài sản thế chấp tại ngân hàng Agribank.

- Phân tích về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh của ngân hàng thương mại Vietinbank.

- Phân tích và xếp hạng tín dụng của công ty A.

- Phân tích về tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Thực trạng và tình hình đầu tư tài chính tại công ty A.

- Phân tích tình hình quản lý vốn luân chuyển tại công ty B.

- Biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn tại công ty B.

- Cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty A.

Trên đây là bài viết tham khảo chia sẻ về cách làm bài luận văn ngành Tài chính ngân hàng cũng như cách trình bày chi tiết và một số đề tài tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn đạt điểm cao trong bài ngành Tài chính ngân hàng của mình.

Ngày:19/01/2021 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM