Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí

Để tồn tại và phát triển, con người phải tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Muốn tạo ra một sản phẩm cần phải có dụng cụ và vật liệu để gia công. Những dụng cụ cầm tay đơn giản như dụng cụ đo, kiểm tra, tháo lắp, dụng cụ gia công chúng có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Chúng ta xét Bài 20: Dụng cụ cơ khí trong chương trình Công nghệ 8.

Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dụng cụ đo và kiểm tra 

a. Thước đo chiều dài

- Thước lá:

  • Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.
  • Dày : 0,9 – 1,5 mm
  • Rộng: 10 – 25 mm
  • Dài: 150 – 1000 mm
  • Vạch đo: 1mm

Thước lá

- Thước cặp:

+ Cấu tạo gồm 8 bộ phận

  • 1: Cán
  • 2, 7: Mỏ kẹp
  • 3: Khung động
  • 4: Vít hãm
  • 5: Thang chia độ chính
  • 6: Thước đo chiều sâu
  • 8: Thang chia độ của du xích

+ Chế tạo bằng thép ( inox ) không gỉ có độ chính xác cao ( 0,1 đến 0,05 mm ).

+ Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ với kích thước không lớn lắm.

 Thước cặp

- Thước đo góc.

  • Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.
  • Thước đo góc có cấu tạo như hình vẽ
  • Êke, ke vuông: đo và kiểm tra các góc đặc biệt.
  • Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.

1.2. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt 

Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

- Khi sử dụng mỏ lết hoặc etô ta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật.

- Đều được làm bằng thép tôi cứng.

- Ví dụ: 

  • Mỏ lết, cờ lê dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc.
  • Tua vít: Vặn các vít có đầu kẻ róng.
  • Ê tô: Dùng để kẹp chặt vật khi gia công.
  • Kìm: Dùng để kẹp chặt vật trong tay.

1.3. Dụng cụ gia công 

Dụng cụ gia công

- Một số dụng cụ gia công

  • Búa: Có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép đùng để đập tạo lực.
  • Cưa: Dùng để cắt các vật gia công.
  • Đục: Dùng để chặt các vật gia công.
  • Dũa: Dùng để tạo độ nhẵn, bóng.

- Hiện nay để nâng cao năng suất, ta đã sử dụng rất nhiều máy thế cho các dụng cụ bằng tay. Song, người thợ hoặc người bình thường cũng phải thành thạo việc sử dụng các dụng cụ bằng tay- đó cũng là cơ sở quan trọng để làm việc. 

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy cho biết để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ đo là gì?

Gợi ý trả lời

Người ta dùng thước cuộn để đo kích thước lớn

Câu 2: Nêu cấu tạo của thước cặp

Gợi ý trả lời

Cấu tạo thước cặp gồm: Cán, Mỏ, Khung động, Vít hãm, Thang chia độ chính, Thước đo chiều sâu, Thang chia độ của du xích

Câu 3: Nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng

Gợi ý trả lời

Đặt mép thân thước trùng với một cạnh của góc cần đo, tâm thước trùng đỉnh góc, di chuyển thanh góc, di chuyển thanh gạt sao cho khe hở trên thanh gạt trùng với cạnh còn lại. Khi đó ta đọc được số đo của góc trên cung chia độ tại vị trí khe hở của thanh gạt

Câu 4: Nêu một số dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt thông thường

Gợi ý trả lời

  • Dụng cụ tháo lắp: mỏ lết, cờ lê, tua vít
  • Dụng cụ kẹp chặt: Ê tô, kìm

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản.
  • Trình bày được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí cơ bản.
  • Xây dựng ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ cơ khí, làm việc an toàn.
Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM