Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện

Nồi cơm điện là một trong những đồ dùng điện được sử dụng hàng ngày trong đời sống gia đình. Vậy chúng có cấu tạo ra sao và nguyên lý làm việc thế nào cùng eLib tìm hiểu qua nội dung Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện.

Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bếp điện

a. Cấu tạo

Cấu tạo của bếp điện

1. Thân bếp, 2. Dây đốt nóng

- Bếp điện gồm 2 bộ phận chính:

  • Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim niken -crôm.
  • Thân bếp.

- Có 2 loại bếp điện: bếp điện hở và bếp điện kiểu kín

+ Bếp điện kiểu hở

  • Dây đốt nóng: quấn thành lò xo được đặt vào rãnh của thân bếp. Làm bằng đất chịu nhiệt
  • Hai đầu dây đốt nóng được luồn trong chuỗi sứ hạt cườm

Bếp điện kiểu hở

+ Bếp điện kiểu kín:

  • Dây đốt nóng: Được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp. Làm bằng nhôm, gang hoặc sắt
  • Ngoài thân bếp còn có đèn báo hiệu, nút điều chỉnh nhiệt độ.

Bếp điện kiểu kín

b. Các số liệu kỹ thuật

  • Điện áp định mức :127V ; 220V
  • Công suất định mức : từ 500W đến 2000W

c. Sử dụng

Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm khi sử dụng cần chú ý:

  • Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện
  • Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ
  • Bảo đảm về điện và về nhiệt, đặc biệt đối với bếp kiểu hở 

1.2. Nồi cơm điện

a. Cấu tạo

Cấu tạo nồi cơm điện

1. Vỏ nồi, 2. Soong, 3. Nắp trong, 4. Nắp ngoài, 5. Các dèn báo hiệu: hẹn giờ, nấu, ủ

6. Công tắc đóng, cắt điện, 7. Núm hẹn giờ

- Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính: Vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.

+ Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.

Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính.

Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken- Crom. Dùng ở hai chế độ khác nhau:

  • Dây đốt nóng chính công suất chính được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (có hai chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây ) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm
  • Dây đốt nóng phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm 

Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện

R1: Dây đốt nóng chính

R2: Dây đốt nóng phụ

c. Các số liệu kỹ thuật

- Điện áp định mức : 127V; 220V

- Công suất định mức : từ 400W đến 1000W

- Dung tích soong: 0.75L ; 1L ; 1.5L ; 1.8L ;  2.5L

d. Sử dụng

- Nồi cơm điện ngày nay đựơc dùng nhiều,rất tiện lợi,từ loại đơn giản đến loại tự động nấu cơm theo chương trình và báo tín hiệu bằng màn hình.

- Cần sử dụng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản khô ráo.

2. Luyện tập

Câu 1: Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim gì?

Gợi ý trả lời

Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim Niken-Crôm hoặc Sắt-crôm

Câu 2: So sánh hai loại bếp điện hở và kín, theo em sử dụng loại bếp điện nào an toàn hơn?

Gợi ý trả lời

Theo em sử loại bếp điện kiểu kín an toàn hơn vì nó có đèn báo hiệu, công tắc điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu nên ta có thể kiểm soát nên an toàn hơn

Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi dun nấu cần phải làm gì?

Gợi ý trả lời

- Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện

- Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ

- Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt đặc biệt là kiểu bếp hở

Câu 4: Căn cứ vào cấu tạo của vỏ nồi, em hãy giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện

Gợi ý trả lời

Vì lượng nhiệt sinh ra từ dây đốt nóng được dùng một cách tối đa, vỏ nồi có 2 lớp ở giữa 2 lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt nên nhiệt không thoát ra ngoài được

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện.

- Sử dụng được bếp điện, nồi cơm điện.

- Có thái độ nghiêm túc khi học tập và có thể ứng dụng vào thực tế.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM