Công nghệ 8 Bài 26: Mối ghép tháo được

Thế nào là mối ghép tháo được, chúng gồm mấy loại? Mối ghép tháo được khác mối ghép không tháo được ở những đặc điểm nào? Cùng eLib đi trả lời câu hỏi này qua Bài 26: Mối ghép tháo được trong chương trình Công nghệ 8.

Công nghệ 8 Bài 26: Mối ghép tháo được

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối ghép bằng ren

a. Cấu tạo: Mối ghép bằng ren có ba loại chính: bu lông, vít cấy, đinh vít.

  • Mối ghép bulông: gồm đai ốc(1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), bu lông (5).

Mối ghép bulông

  • Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc (1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), vít cấy (6). 

Mối ghép vít cấy

  • Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép (3, 4), đinh vít (7). 

Mối ghép đinh vít

b. Đặc điểm và ứng dụng 

  • Mối ghép bằng ren được dùng rất rộng rãi vì nó đơn giản dễ thực hiện,dễ tháo lắp sữa chữa thay thế.
  • Mối ghép có độ dày quá lớn ta dùng vít cấy,
  • Mối ghép có thân, đế máy dày vỏ mỏng ta dùng đinh vít.

Ví dụ mối ghép tháo được trong thực tế

1.2. Mối ghép bằng then và chốt

a. Cấu tạo

Mối ghép bằng then và chốt

- Mối ghép bằng then:

  • Then hình trụ hoặc hộp chữ nhật được đặt trong rãnh của bánh đai và trục quay làm cho bánh đai không có chuyển động trượt khi quay.
  • Cấu tạo gồm: 1. Trục; 2. Bánh đai; 3. Then.

- Mối ghép bằng chốt hình trụ:

  • Đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép để truyền lực và cũng trách chuyển động tương đối giữa chúng.
  • Cấu tạo gồm: 1. Đùi xe; 2. Trục giữa; 3. Chốt trụ.

b. Đặc điểm và ứng dụng

  • Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
  • Mối ghép then áp dụng cho mối ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích....
  • Mối ghép chốt áp dụng cho mối ghép có tác dụng hãm chuyển dộng tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.

Ví dụ ghép then, chốt trong thực tế

2. Luyện tập

Câu 1: So sánh các mối ghép tháo được?

Gợi ý trả lời

- Giống nhau: đều là mối ghép tháo được và dùng để ghép các chi tiết rất phổ biến

- Khác nhau:

  • Với mối ghép bulông: các chi tiết 3,4 có lỗ trơn và bulông luồn qua chi tiết 3,4 và siết chặt bằng đai ốc
  • Với mối ghép vít cấy: một đầu của vít cấy có ren được cấy vào lỗ ren của chi tiết 4, chi tiết 3 có lỗ trơn, lông qua đầu kia của vít, sau đó lồng vòng đệm và siết chặt đai ốc
  • Với mối ghép đinh vít: ren của đinh vít lắp voaò lỗ có ren chi tiết 4

Câu 2: Cho ví dụ về mối ghép bằng then và chốt?

Gợi ý trả lời

  • Mối ghép bằng then gồm: trục, bánh đai, then.
  • Mối ghép bằng chốt gồm: đùi xe, trục giữa, chốt trụ.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nêu được đặc điểm, cấu tạo, công dụng mối ghép tháo được.

- Kể tên được một số ứng dụng các mối ghép vào trong thực tế.

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM