Công nghệ 8 Bài 45: Thực hành: Quạt điện

Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của quạt điện eLib xin giới thiệu nội dung Bài 45: Thực hành: Quạt điện trong chương trình Công nghệ 8. Mời các em cùng tham khảo.

Công nghệ 8 Bài 45: Thực hành: Quạt điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

Dụng cụ và thiết bị thực hành:

  • Kìm, tua vít, cờ lê
  • Quạt bàn loại 220V. Bút thử điện
  • Đồng hồ vạn năng

1.2. Nội dung và trình tự thực hành

Trước khi thực hành cần nêu các an toàn khi sử dụng quạt điện

  • Điện áp đưa vào động cơ là điện áp định mức của động cơ
  • Không để động cơ làm việc quá công suất định mức
  • Cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh

a. Đọc các số liệu kĩ thuật, giải thích ý nghĩa và ghi vào bảng

  • Đọc các số liệu kĩ thuật, giải thích ý nghĩa và ghi vào bảng
  • Ví dụ: Có 1 quạt điện có số liệu: 220V – 60W – 250mm

b. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của quạt

Các bước thực hiện:

  • Quan sát và tìm hiểu cách sử dụng quạt điện.
  • Kiểm tra toàn bộ bên ngoài quạt điện gồm các công việc: kiểm tra về cơ và kiểm tra về điện.
  • Kiểm tra về cơ gồm các công việc: dùng tay quay cánh quạt thử độ trơn cánh quạt.
  • Kiểm tra về điện gồm các công việc: kiểm tra thông mạch dây quấn stato, kiểm tra cách điện giữa dây quấn và vỏ kim loại bằng đồng hồ vạn năng.
  • Hoàn thành bảng

Cấu tạo của quạt điện

c. Kết quả kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc

Kiểm tra tình trạng quạt trước khi làm việc và hoàn thành bảng

d. Quạt điện làm việc

- Nguyên lí làm việc của quạt điện: Khi đóng điện, động cơ điện tiêu thụ điện năng, biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay rôto kéo theo cánh quạt quay, tạo ra gió.

- Muốn sử dụng an toàn quạt điện cần chú ý: 

  • Điện áp đưa vào quạt không được lớn hơn điện áp định mức và cũng không được quá thấp.
  • Không để động cơ làm việc quá công suất định mức – Cần kiểm tra dầu mỡ định kỳ.
  • Đặt động cơ chắc chắn, ở nơi sạch sẽ, khô ráo thoáng gió và ít bụi
  • Động cơ điện mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không.

- Ngoài ra còn cần phải chú ý: Cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh.

2. Kết quả thực hành

a. Các số liệu kĩ thuật và giải thích ý nghĩa

b. Tên và chức năng của các bộ phận chính của quạt điện

c. Kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Hiểu được cấu tạo của quạt điện, động cơ điện, cánh quạt.

- Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.

- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM