Hoá học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5

Như các em đã học xong các bài như oxit; tính chất của oxi; sự cháy…để các em hiểu và khắc sâu kiến thức hơn và giải được một số bài tập định tính và định lượng có liên quan đến những bài này. Tiết học này các em sẽ được học bài luyện tập.

Hoá học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5

1. Tóm tắt lý thuyết

- Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi km, nhiều kim loại và hợp chất.

- Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

- Nguyên liệu thường được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

- Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: Oxit axit và oxit bazơ

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí Nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm...)

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phân loại và gọi tên oxit

Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.

Hướng dẫn giải

CTHH của oxit: SxOy.

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\frac{{\% S}}{{mS}} = \frac{{\% O}}{{mO}}}\\
{ \to \frac{{50}}{{32x}} = \frac{{50}}{{16y}}}\\
{ \to \frac{{32x}}{{16y}} = \frac{{50}}{{50}} \to \frac{x}{y} = \frac{{16}}{{32}} = \frac{1}{2}}
\end{array}\)

Vậy CTHH là SO2.

2.2. Dạng 2: Hiệu suất phản ứng

Nung 4,9 g KClO3 có xúc tác thu được 2,5 g KCl và khí oxi.

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính hiệu suất của phản ứng.

Hướng dẫn giải

Số mol KCl: nKCl = mKCl : MKCl  = 2,5 : 74,5 = 0,034 mol

2KClO3 → 2KCl + 3O2

 2                 2          3 (mol)

0,034          0,034

Khối lượng KClO3 thực tế phản ứng:

mKClO3 = nKClO3 . MKClO3 = 0,034. 122,5 = 4,165 g

Hiệu suất phản ứng: H = (4,165 : 4,9). 100% = 85%

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Một bình chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy:

a. Bao nhiêu gam cacbon và tạo bao nhiêu lít cacbon đioxit

b. Bao nhiêu gam lưu huỳnh và tạo bao nhiêu lít lưu huỳnh đioxit?

c. Bao nhiêu gam P và tạo bao nhiêu gam điphotpho pentaoxit?

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam lưu huỳnh trong 2,24 lít khí O2. Sau phản ứng khối lượng SO2 thu được là?

Câu 3: Số gam KClO3 để điều chế 2,4 g Oxi ở dktc ?

Câu 4: Tỉ lệ khối lượng của Nito và Oxi là 7: 8. Công thức của oxit là?

Câu 5: Nếu lấy 2 chất pemanganat(KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với khối lượng bằng nhau để điều chế oxi. Chất nào cho thể tích oxi nhiều hơn.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sử dụng chất nào để nhận biết 3 chất rắn Na2O, Al2O3, MgO.

A. H2SO4

B. BaCl2

C. H2O

D. HCl

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng ?

A. Oxi nhẹ hơn không khí

B. Oxi cần thiết cho sự sống

C. Oxi không mùi và không vị

D. Oxi chiếm chiếm 20,9% về thể tích trong không khí

Câu 3: Nhóm chất nào sau đấy đều là oxit?

A. SO2, MgSO4, CuO

B. CO, SO2, CaO

C. CuO, HCl, KOH

D. FeO, CuS, MnO2

Câu 4: Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên phi kim

B. Một nguyên tố kim loại

C. Nhiều nguyên tố hóa học

D. Một nguyên tố hóa học khác

Câu 5: Người ta thu khí oxi bằng cách đấy không khí là dựa vào tính chất nào?

A. Oxi tan trong nước

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi không mùi, màu, vị

D. Khí oxi dễ trộn lẫn trong không khí

4. Kết luận

Sau bài học các em giải được một số bài tập định tính và định lượng có liên quan Chương Oxi môn Hóa học 8

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM