Bài học Sinh 6

Ban biên tập eLib xin giới thiệu đến các em bộ chủ đề bài giảng Sinh học 6 chi tiết từ bài 1 đến bài 53. Cấu trúc mỗi bài giảng gồm bốn phần được biên tập một cách ngắn gọn và súc tích sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức trọng tâm đồng thời củng cố kiến thức thông qua các bài luyện tập.

1. Giới thiệu bài học Sinh học 6

- Nội dung bài học sẽ giúp các em học sinh:

  • Hệ thống bài giảng bám sát cấu trúc SGK chương trình Sinh học 6 với 12 chương 53 bài.
  • Hệ thống bài tập minh họa dễ hiểu, chi tiết.
  • Hệ thống bài tập tự luyện phong phú với các dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận đi kèm từng bài giảng.
  • Hỗ trợ học tập: Tổng kết các kiến thức cần nhờ sau từng bài giảng.

- Những điểm nổi bật của bài học Sinh học 6:

  • Nội dung kiến thức trọng tâm được cô đọng và bao gồm các lưu ý cho từng kiến thức.
  • Có thể xem và tải file về máy để lưu trữ hoàn toàn không tốn phí.
  • Nội dung ngắn gọn, nhẹ dung lượng thích hợp cho mobile sử dụng.

2. Một số phương pháp học tập đạt hiệu quả cao

2.1. Phương pháp tiếp thu các kiến thức mới

- Hình thành kiến thức từ quan sát: môi trường thiên nhiên, mẫu vật thật, tranh, ảnh, phim để nhận biết về hình dạng, cấu tạo ngoài, hoạt động của 1 số sinh vật (động vật, thực vật..) 

- Qua các thí nghiệm, các em được thực hành, rèn kỹ năng quan sát, mổ mẫu vật, tìm tòi, kiểm chứng lại các kiến thức lý thuyết đã học, hiểu rõ hơn cấu tạo trong, chức năng của cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lý đã hoạt động như thế nào…

2.2. Phương pháp lưu trữ kiến thức lâu

- Thông thường 1 bài học Sinh khá dài, vậy để học tốt (học mau thuộc, nhớ bài lâu…) bộ môn Sinh các em cần phải lưu ý:

  • Xem trước bài học: Nắm thông tin được cung cấp trong SGK.
  • Chú ý nghe giảng bài: Trả lời các kênh lệnh, hãy mạnh dạn trả lời, dù câu trả lời có sai
  • Trong giờ học: Cùng với các bạn trong tổ, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời, phát biểu tích cực, tự tin.
  • Nắm tổng quát dàn bài: Tựa bài là gì? bài có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần.
  • Tập thuộc bài ngay tại lớp: phần trọng tâm, (thuộc sơ, không cần phải thuộc lòng). Giáo viên luôn nhấn mạnh phần trọng tâm nên cần chú ý.
  • Quan sát thiên niên: Liên hệ nội dung bài học với thực tế ngoài thiên nhiên để hiểu bài sâu hơn

- Để thuộc bài nhanh hơn, hãy nhớ tham gia phát biểu cho dù là câu trả lời có sai, các em đừng ngại, phát biểu sai, đã có Thầy, Cô sửa cho mình, khi về nhà học lại bài, mình sẽ nhớ lâu hơn từ đó học bài nhanh thuộc hơn.

- Tạo hứng thú với việc học môn Sinh học 6. Từ hứng thú các em sẽ thấy học môn sinh thật dễ dàng vì:

Hứng thú → Tìm hiểu → Tự tin phát biểu → Trả lời câu hỏi → Thuộc bài nhanh → Nhớ bài lâu

2.3. Các phương pháp giúp tự giác học tập

- Tự giải các bài tập trong bài giảng trước khi theo dõi lời giải của giáo viên.

- Tự giác làm bài tập tự luyện để đánh giá mức độ hiểu và kiểm tra khả năng vận dụng lí thuyết vào bài tập.

3. Kết quả học tập cần đạt được

3.1. Về kiến thức

  • Mô tả được hình thái, cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh vật thông qua đại diện của các nhóm sinh vật, nấm, thực vật trong mối quan hệ với môi trường sống.
  • Nêu được hướng tiến hóa của thực vật, đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại thực vật.

3.2. Về kĩ năng

  • Quan sát, mô tả, phân tích được hình vẽ, tiêu bản, giải phẫu mẫu vật.
  • Vận dụng được kiến thức để mô tả, giải thích được một số hiện tượng sinh học đơn giản thường gặp.
  • Hình thành kỹ năng tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ, ...

3.3. Đối tượng

  • Học sinh lớp 6 muốn chủ động tham khảo chương trình hoặc học lại kiến thức đã học trên lớp.
  • Phụ huynh tham khảo để hướng dẫn con mình tự học.
  • Giáo viên tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng trên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM