Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

Có bao giờ các em tự hỏi cây cải dại và cây cải em hay ăn có giống nhau không. Chúng cố chung nguồn gốc không và giữa cây trồng và các cây hoang dại cùng loài có mối quan hệ gì với nhau? So với cây dại, cây trồng có điểm gì khác? Để giúp các em có thể trả lời được các câu hỏi này eLib xin giới thiệu nội dung bài giảng dưới đây!

Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu?

  • Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
  • Cây được trồng nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người.

Cải dại và cải trồng

1.2. Cây trồng khác cây dại như thế nào?

  • Cây trồng khác cây dại ở chính những bộ phận mà con người sử dụng.
  • Tùy mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều thứ cây trồng mới tốt hơn tổ tiên hoang dại ban đầu.

Cải dại và cải trồng

1-Cải dại; 2-3-4- Cải trồng

1.3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?

  • Dùng những biện pháp (lai giống, gây đột biến, kĩ thuật di truyền…) để cải biến đặc tính di truyền của cây trồng.
  • Chọn những đặc điểm tốt, phù hợp với nhu cầu, loại bỏ cây xấu.
  • Nhân giống.
  • Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây biểu hiện những đặc tính tốt nhất.

Cải tạo cây trồng

2. Bài tập minh họa

  • Hãy kể tên một vài cây trồng và ứng dụng của chúng?
  • Cho biết cây được trồng với mục đích gì?

Hướng dẫn giải

  • Cây khoai tây dùng làm thực phẩm, cây cam thảo dùng làm thuốc, cây xoan trồng lấy gỗ…
  • Cây trồng được trồng để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, lấy gỗ, làm đẹp

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài?

Câu 2: Hãy kể một vài ví dụ về cây trồng và cây dại cùng loài?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây?

A. Gây đột biến gen

B. Nuôi cấy mô

C. Lai giống

D. Sử dụng kĩ thuật di truyền

Câu 2: Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống

C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…

D. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt

Câu 3: Con người bắt đầu biết trồng lúa từ khi nào?

A. Cách đây khoảng 100 000 – 120 000 năm

B. Cách đây khoảng 15 000 – 25 000 năm

C. Cách đây khoảng 1 000 – 5 000 năm

D. Cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm

Câu 4: Cây nào dưới đây có nguồn gốc từ cây cải hoang dại?

A. Rau dền

B. Cà chua

C. Su hào

D. Lá lốt

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được công dụng của thực vật hạt kín (thức ăn , thuốc ,sản phẩm cho công nghiệp…).
  • Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM