Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 18 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

1. Giả bài C1 trang 58 SGK Vật lý 6

Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?

Phương pháp giải

Vận dụng sử nở vì nhiệt của chất rắn: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Hướng dẫn giải

Khi hơ nóng, quả cầu nở ra, thể tích của nó tăng lên.

⇒ Quả cầu không lọt qua vòng kim loại.

2. Giải bài C2 trang 58 SGK Vật lý 6

Tại sao sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Hướng dẫn giải

Sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu nguội đi, thể tích quả cầu giảm so với lúc hơ nóng.

⇒ Quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.

3. Giải bài C3 trang 59 SGK Vật lý 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích quả cầu (1)......khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích quẩ cầu giảm khi quả cầu (2)..........

Các từ để điền

- Nóng lên

- Lạnh đi

- Tăng 

- Giảm

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Hướng dẫn giải

a) Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích quẩ cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.

Vậy, từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) Tăng;

(2) Lạnh đi.

4. Giải bài C4 trang 59 SGK Vật lý 6

Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Hướng dẫn giải

Ta có thể rút ra nhận xét:

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.

5. Giải bài C5 trang 59 SGK Vật lý 6

Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Hướng dẫn giải

Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại sẽ siết chặt vào cán.

6. Giải bài C6 trang 59 SGK Vật lý 6

Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng.

Hình 18.1 bài 6 trang 59 SGK Vật lý 6

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Hướng dẫn giải

Ta vẫn có thể làm cho quả cầu trong thí nghiệm đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại bằng cách nung nóng vòng kim loại.

7. Giải bài C7 trang 59 SGK Vật lý 6

  • Tính chất chung của chất rắn là nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
  • Ở Pháp, tháng Một đang là mùa Đông, tháng Bảy là mùa hạ, do đó tháng Bảy nóng hơn tháng Một (tức nhiệt độ ngoài trời tháng 7 cao hơn tháng 1). Mà thép giãn nở theo nhiệt độ tăng, do đó vào tháng 7 tháp Ép-phen sẽ cao hơn so với tháng 1 (cao thêm 10cm).

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Hướng dẫn giải

Vậy, trong vòng 6 tháng, tháp Eiffel sẽ cao thêm hơn 10 cm.

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM