Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 9: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản

Hướng dẫn Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 9 của eLib dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản. Mời các em cùng tham khảo.

Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 9: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản

1. Giải bài 1 trang 41 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào lược đồ dưới đây và nội dung SGK, em hãy:

- Nhận xét về mức độ tập trung và các đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản?

- Giải thích vì sao các trung tâm công nghiệp lại tập trung nhiều trên đảo Hôn su? Kể tên các trung tâm quy mô rất lớn trên đảo này?

- Kể tên 3 ngành công nghiệp nổi trội của Nhật Bản và những sản phẩm có vị trí và chiếm tỉ trọng lớn so với thế giới?

- Ngành công nghiệp truyền thống nào của Nhật Bản hiện nay vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển ?

Phương pháp giải

- Căn cứ vào lược đồ đac cho để nhận xét về mức độ tập trung và các đặc điểm phân bố: mức độ tập trung cao, nhiều nhất trên đảo Hôn-su và duyên hải Thái Bình Dương

- Để giải thích các trung tâm công nghiệp lại tập trung nhiều trên đảo Hôn su dựa vào diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất

- 3 ngành công nghiệp nổi trội của Nhật Bản: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, công trình công cộng

- Ngành công nghiệp truyền thống được tiếp tục duy trì: dệt

Hướng dẫn giải

Dựa vào lược đồ và nội dung SGK em thấy:

- Mức độ tập trung và đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp Nhật Bản:

+ Mức độ tập trung cao.

+ Nhiều nhất trên đảo Hôn-su và duyên hải Thái Bình Dương.

+ Một số sản phẩm nổi bật: Tàu biển, sản phẩm tin học, rôbôt….

- Các trung tâm công nghiệp lại tập trung nhiều trên đảo Hôn su vì: Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng - tập trung ở phần phía nam đảo. 

- Các trung tâm công nghiệp quy mô rất lớn là: Tô-ki-ô, I-hô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô....

- 3 ngành công nghiệp nổi trội của Nhật Bản và những sản phẩm có vị trí và chiếm tỉ trọng lớn so với thế giới

+ Công nghiệp chế tạo gắn với các sản phẩm như tàu biển, ô tô, xe gắn máy...

+ Sản xuất điện tử gắn với các sản phẩm như rô bôt, vật liệu truyền thông, vi mạch....

+ Xây dựng và công trình công cộng: Công trình giao thông, công nghiệp.....

- Ngành công nghiệp truyền thống của Nhật Bản hiện nay vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển đó chính là dệt. Đây là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX.

2. Giải bài 2 trang 42 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào nội dung bài học và SGK, hãy hoàn thiện bảng bên để thấy rõ vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Nhật Bản và trên thế giới

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản để xác định các ngành chiếm vị thứ cao trên thế giới:

- Tài chính, ngân hàng

- Giao thông vận tải biển

- Thương mại

Hướng dẫn giải

3. Giải bài 3 trang 42 Tập bản đồ Địa lí 11

Cho các cụm từ: “chủ yếu”; “tơ tằm”; “ít, khoảng 14% lãnh thổ”; “thứ yếu”; “đánh bắt hải sản”; “lớn”; “các loại cây khác”; “ngành kinh tế quan trọng”; “chè, thuốc lá, dâu tằm”; “nuôi trồng hải sản”; “chăn nuôi”.

Dựa vào các hình 9.2; 9.7 và nội dung SGK, hãy lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm ở những câu dưới đây:

- Ở Nhật Bản ngành nông nghiệp giữa vai trò ...... trong nền kinh tế. Đất nông nghiệp ....... Lúa là cây trồng ...... nhưng đang dần được thay bằng ....... Một số cây như ...... được trồng phổ biến. ...... có sản lượng đứng đầu thế giới. Ngành ...... tương đối phát triển.

- Với ưu thế là quốc đảo, Nhật Bản đã phát triển rất mạnh các ngành ......, sản lượng khai thác cá hàng năm ...... và ổn định, nên được xem là ....... Bên cạnh đó nghề ...... ven bờ cũng được chú trọng phát triển.

Phương pháp giải

Cần có kĩ năng phân tích lược đồ để hoàn thành các câu trên về ngành nông nghiệp Nhật Bản:

- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế, đất nông nghiệp ít, cây trồng chủ yếu, ngành chăn nuôi tương đối phát triển

- Phát triển rất mạnh các ngành đánh bắt hải sản

Hướng dẫn giải

- Ở Nhật Bản ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. Đất nông nghiệp ít, khoảng 14% lãnh thổ. Lúa là cây trồng chủ yếu nhưng đang dần được thay bằng các loại cây khác. Một số cây như chè, thuốc lá, dâu tằm được trồng phổ biến. Tơ tằm có sản lượng đứng đầu thế giới. Ngành chăn nuôi tương đối phát triển.

- Với ưu thế là quốc đảo, Nhật Bản đã phát triển rất mạnh các ngành đánh bắt hải sản, sản lượng khai thác cá hàng năm lớn và ổn định, nên được xem là ngành kinh tế quan trọng. Bên cạnh đó nghề nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng dc chú trọng phát triển.

4. Giải bài 4 trang 42 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu tên 4 vùng kinh tế chính của Nhật Bản và đặc điểm phát triển kinh tế của từng vùng?

- Nêu tên các hải cảng lớn của Nhật Bản. Đánh giá vai trò các hải cảng và ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản.

Phương pháp giải

- Cần nắm được kiến thức về đặc điểm phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế chính của Nhật Bản: Hôn su, Kiu xiu, Xi cô cư, Hô cai đô

- Các hải cảng lớn của Nhật Bản: I ô cô ha ma, Ôxaca, Tô ki ô, Cô bê

- Vai trò các hải cảng và ngành giao thông vận tải biển: vai trò quan trọng trong các hoạt động xuất - nhập khẩu, có vị trí đặc biệt quan trọng

Hướng dẫn giải

- 4 vùng kinh tế chính của Nhật Bản và đặc điểm phát triển kinh tế của từng vùng:

+ Hôn su: Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

+ Kiu xiu: Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than và luyện thép.

+ Xi cô cư: Khai thác quặng đồng, nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

+ Hô cai đô: Công nghiệp khai tác khoáng sản, lâm sản.

- Tên các hải cảng lớn của Nhật Bản:

+ Các cảng lớn của Nhật Bản: I ô cô ha ma, Ôxaca, Tô ki ô, Cô bê.

+ Các hải cảng có vai trò quan trọng trong các hoạt động xuất - nhập khẩu của Nhật Bản góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng hàng thứ 3 thế giới.

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM