Địa lý 7 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung về sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới thông qua nội dung bài 2 Địa lí 7. Bài học nhằm giúp các em ôn tập kiến thức đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây.

Địa lý 7 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phân bố dân cư

- Dân cư: Toàn bộ những người đang cư trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định một cách tự nhiên qua lịch sử và phát triển không ngừng, có thể có những mối quan hệ nhất định với nhau, như quan hệ họ hàng, quan hệ bạn bè, quan hệ làm ăn.

- Dân số: Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.

- Mật độ dân số: Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích. Nó thường được áp dụng cho các sinh vật sống nói chung, con người nói riêng.

+ Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước.

+ Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 46 người/km2 (năm 2001).

Lược đồ phân bố dân cư thế giới

+  Công thức tính mật độ dân số. Mật độ dân số = Tổng số dân/Tổng số diện tích 

+ Dân cư phân bố không đều:

  • Khu vực đông dân:  Đông Á, Nam Á, Tây Â. Nguyên nhân: Đồng bằng châu thổ ven biển, đô thị là nơi có khí hậu điều kiện sống và giao thông thuận lợi. 
  • Khu vực thưa dân: Bắc Á, Châu Úc, Tây Phi,...Nguyên nhân: Điều kiện sống khó khăn (địa hình núi cao, sa mạc, khí hậu khắc nghiệt...), kinh tế chưa phát triển.

- Những nơi có điều kiện sống và giao thông thuận lợi như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa … đều có mật độ dân số cao.

- Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo… đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc … khí hậu khắc nghiệt có mật độ dân số thấp. 

1.2. Các chủng tộc trên thế giới

- Là tập hợp những người có đặc điểm hình thái bên ngoài tương đối giống nhau, di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. 

- Các chủng tộc khác nhau về hình thái bên ngoài của cơ thể: màu da, tóc, mắt, mũi …

- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống khắp mọi nơi trên Trái đất.

- Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính:

  • Môngôlôit: chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á

Người Châu Á

  • Ơrôpêôit: chiếm 48% dân số toàn cầu. Chủ yếu ở Châu Âu.

Người Châu Âu

  • Nêgrôit: chiếm 12% dân số thế giới: Chủ yếu ở Châu Phi. Gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châuPhi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a. 

Người Châu Phi

2. Luyện tập

Câu 1: Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? Tại sao?

Gợi ý làm bài

Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin. Vì đây là những khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi: có các đồng bằng châu thổ, có khí hậu thuận lợi cho sản xuất,...

Câu 2: Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?

Gợi ý làm bài

  • Để chia thành các chủng tộc, người ta căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể: màu da, tóc, mắt, mũi,...
  • Người Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở châu Á, người Nê-grô-it ở châu Phi và người ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu.

3. Kết luận

Qua bài này các em nắm được:

  • Sự phân bố dân cư của thế giới và các chủng tộc cơ bản trên thế giới.
  • Hiểu được những đặc điểm cơ bản của từng chủng tộc và phải biết phân biệt các chủng tộc đó khác nhau như thế nào.
Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM