Địa lý 7 Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

Các kỹ năng quan sát bản đồ, phân tích bản đồ, tháp tuổi là những kỹ năng cần thiết để học tốt môn Địa lí ngoài ra nhận xét một cách khách quan về đối tượng được thể hiện trên bản đồ ở một vùng nào đó. Tất cả các kỹ năng đó các em sẽ được học Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi. Mời tất cả các em cùng tìm hiểu. 

Địa lý 7 Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Nêu được khái niệm về mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới

- Nêu được các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á

- Nhận biết một số cách thể hiện lược đồ

- Đọc và khai thác các thông tin lược đồ

1.2. Chuẩn bị

- Lược đồ dân số của tỉnh, thành phố,...

- Tháp tuổi địa phương

- Bản đồ hành chính Việt Nam 

- Bản đồ tự nhiên châu Á

2. Nội dung tiến hành

2.1. Phân tích lược đồ dân số tỉnh Thái Bình

Lược đồ dân số tỉnh Thái Bình

- Nơi có mật độ dân số cao nhất:

  • Thị xã Thái bình
  • Mật độ dân số: > 3000 ng/km2

- Nơi có mật độ dân số thấp nhất:

  • Huyện Tiền hải
  • Mật độ dân số: < 1000 ng/km2

2.2. Đọc tháp tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 

Hình 4.2: Tháp tuổi Tp. Hồ Chí Minh  (01-4-1989)Hình 4.3: Tháp tuổi Tp. Hồ Chí Minh  (01-4-1999)

- Sau 10 năm, hình dáng tháp tuổi có sự thay đổi: đáy ngày càng thu hẹp hơn, đoạn giữa phình to hơn, đỉnh tháp mở rộng hơn.

- Sau 10 năm:

  • Tỉ lệ nhóm tuổi 15 – 59 (tuổi lao động) tăng.
  • Tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 (dưới tuổi lao động) giảm.

→ Điều đó chứng tỏ tỉ lệ sinh ở TP. Hồ Chí Minh đang giảm, tuổi thọ đang tăng và dân số đang có xu hướng già hóa

2.3. Đọc lược đồ phân bố dân cư châu Á 

Lược đồ phân bố dân cư châu Á

Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á

- Nơi đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

  • Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
  • Đông Nam Á: In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Việt Nam, Thái Lan.
  • Nam Á: Ân Độ, Pa-kit-xtan, Băng-la-đét.

- Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển hoặc ven sông lớn (quy mô trên 5 triệu người).

  • Ví dụ: Tô-ki-ô, Mum-bai, Ma-ni-la, Thượng Hải hoặc ở các đồng bằng lớn (Niu Đê-li, Băng Cốc, Bắc Kinh...)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
  • Nêu được các khái niệm về đô thị, siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị ở Châu Á.
  • Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư, các siêu đô thị ở Châu Á.
  • Rèn luyện các kỹ năng đọc khai thác thông tin trên lược đồ dân số, sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.
  • Vận dụng để tìm hiểu dân số Châu Á, dân số Việt Nam.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM